Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Văn
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm 2022 - 2023 được TimDapAntổng hợp và chia sẻ. Đề thi gồm 21 đề thi Văn giữa kì 1 lớp 9 kèm theo đáp án chi tiết cho từng đề, cho các em tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 lớp 9 sắp tới đạt kết quả cao. Đây cũng là tài liệu hay cho thây cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 21 đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn.
Xem thêm: Đề thi giữa kì 1 lớp 9 năm 2022 - 2023 - Tất cả các môn
Đề thi giữa kì 1 Văn 9 số 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
(Ngữ văn 9- Tập 1)
Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Cho biết tên tác giả?
Câu 2 (0.5 điểm): Từ “vai” trong câu thơ “Áo anh rách vai”được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3 (1.0 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 4 (1.0 điểm): Qua nội dung của đoạn thơ trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
Câu 2 (5.0 điểm):
Dựa vào nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9- tập 1), em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh.
(Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm).
Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 9 số 1
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
3.0 |
1 |
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ “Đồng chí”. Tác giả: Chính Hữu. |
0.5 |
|
2 |
Từ “vai” trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ). |
0.5 |
|
3 |
Nội dung chính của đoạn thơ: Một biểu hiện của tình đồng chí là là sự chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn, gian khổ của cuộc đời người lính, tạo nên tình cảm gắn bó sâu nặng, trở thành sức mạnh của tình đồng chí. |
1.0 |
|
4 |
Học sinh rút ra một trong các bài học sau: - Phải biết thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh để cùng nhau vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. - Biết kính trọng và biết ơn đối với những người lính đã có công đối với đất nước. ( Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Không cho điểm bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực). |
1.0 |
|
II
|
1 |
LÀM VĂN |
7.0 |
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. |
2.0 |
||
a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn |
0.25 |
||
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. |
0.25 |
||
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ đúng đắn, tiến bộ và phù hợp. Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau: - Đây là đoạn thơ trích trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, viết về hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Họ là những người lính nông dân mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quý. Họ ra đi từ những vùng quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. - Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước. Họ phải xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con, bạn bè để sống cuộc đời người lính. Họ phải trải qua những năm tháng đầy gian lao, thiếu thốn: “sốt run người, áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày,...”. - Nhưng họ luôn vượt qua những gian khổ đó bằng sự yêu thương, chia sẻ với nhau, “nắm lấy bàn tay” nhau để tạo nên sức mạnh vượt qua tất cả. |
0,75
0.25
0.25
0.25
|
||
|
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. |
0.25
0,5 |
|
2
|
Đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh. |
5.0 |
|
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự tưởng tượng từ một câu chuyện có sẵn trong tác phẩm văn học (đóng vai nhân vật). Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài, sử dụng ngôi kể phù hợp ( ngôi thứ nhất). |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận |
0.5 |
||
c. Học sinh có thể kể theo nhiều cách nhưng nội dung bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau: Mở bài: Trương Sinh tự giới thiệu: bản thân, hoàn cảnh gia đình, người vợ nhan sắc, đức hạnh. Thân bài: Trương Sinh kể về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận: - Cuộc sống sum vầy chồng vợ, Trương Sinh bản tính hay ghen, Vũ Nương khéo léo giữ gìn khuôn phép. - Chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương chia tay chồng với những lời tiễn dặn đầy nước mắt. - Trong thời gian Trương Sinh ở ngoài chiến địa, Vũ Nương ở nhà chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già chu đáo, lo ma chạy cho mẹ chu tất. - Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời nói ngây thơ của con nhỏ, nghi ngờ vợ không chung thủy, mắng nhiếc rồi đánh đuổi đi. - Vũ Nương bị oan, phân minh chẳng được, phẫn uất bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. - Sau khi Vũ Nương qua đời, một đêm bé Đản chỉ chiếc bóng trên vách, Trương Sinh hiểu thấu nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn màng. - Trương Sinh chỉ biết tự trách mình, bày tỏ niềm ân hận, thương xót Vũ Nương, tiếc cho hạnh phúc gia đình. Kết bài: Từ bi kịch của gia đình, Trương Sinh khuyên mọi người rút ra bài học trong cuộc sống. Lưu ý: Bài văn yêu cầu kể về Vũ Nương khi còn sống cùng với nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng. Học sinh không kể phần cuộc sống của nàng dưới Thủy cung và sự việc nàng trở về trên sông. |
3,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0.5
0.5
0.5
0.5
|
||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Học sinh biết kể sáng tạo theo cách của riêng mình; sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm hợp lí. |
0.25
0.5 |
Đề thi Văn 9 giữa kì 1 số 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi
Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?
A. Cảm hứng về lao động.
B. Cảm hứng về thiên nhiên.
C. Cảm hứng về chiến tranh.
D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.
Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ.
D. Phương châm cách thức.
Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?
“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)
A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 5 (3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.
c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Câu 6 (5.0 điểm).
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
D |
C |
B |
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm).
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 5 |
a) - Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”. - Tác giả là Nguyễn Duy. |
0.5 0,5 |
b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc. |
0.5 |
|
c) - Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc. - Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: + Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. + Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng…(d/c) + Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội. |
1.5 |
|
Câu 6 |
- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; - Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: |
|
A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng. - Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai. |
0.5 |
|
B. Thân bài 1. Khái quát: - Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng : tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. - Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai. |
0.5 |
|
2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai: * Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng nhưng lại phải xa làng để đi tản cư. * Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến: - Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng, sững sờ, không tin (dẫn chứng). - Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông xấu hổ, tủi nhục, cứ cúi gầm mà đi. - Những ngày ở nhà: + Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi (dẫn chứng). Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải mang tiếng là dân làng Việt gian (dẫn chứng). + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Ông chớm nghĩ quay về làng nhưng lập tức ông phản đối ngay. Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, kháng chiến. + Trong những ngày buồn khổ ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến (dẫn chứng). Điều đó thể hiện tình cảm, lòng trung thành của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ. - Khi tin dữ được cải chính: , ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu (dẫn chứng). 3. Đánh giá về nghệ thuật: - Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói. - Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm. |
1,0
2,0
0.5 |
|
|
C. Kết bài: Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, một lòng thủy chung với cách mạng của ông Hai. |
0.5 |
Lưu ý: Tài liệu còn khá dài để xem chi tiết bạn đọc nên tải về để xem trọn vẹn nội dung đề thi
............................
Như vậy là TimDapAnđã chia sẻ xong 21 đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm 2022 - 2023 kèm theo đáp án. Đây là tài liệu hay cho các em học sinh tham khảo, tự ôn tập rèn luyện thêm tại nhà, từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm giải đề cũng như biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý.
Ngoài 20 đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm 2022 - 2023, mời các bạn tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.
Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.