Soạn bài Tập đọc: Điện thoại trang 98 SGK Tiếng Việt 2 tập 1

Giải câu 1, 2, 3 bài Tập đọc: Điện thoại trang 98 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Cách nói trên điện thoại có điểm gì giống và điểm gì khác cách nói chuyện bình thường


Câu 1

Nói lại những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn đầu truyện.

Trả lời :

Những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại là : chuông tới hồi thứ ba, em nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tai và giới thiệu :

- A lô ! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ.


Câu 2

Cách nói trên điện thoại có điểm gì giống và điểm gì khác cách nói chuyện bình thường :

Gợi ý: Dựa vào cuộc nói chuyện giữa Tường và Bố, em hãy nhận xét: cách chào hỏi, độ dài của lời nói.

Trả lời :

a) Cách chào hỏi, giới thiệu thế nào ?

Cách chào hỏi trên điện thoại giống với cách nói chuyện bình thường. Chỉ khác ở chỗ: khi nhấc máy lên ta phải giới thiệu luôn để tránh gây hiểu nhầm cho người nghe ở đầu dây bên kia.

b) Độ dài của lời nói ra sao ?

Độ dài của lời nói trên điện thoại ngắn gọn hơn nói chuyện bình thường.


Câu 3

Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không ? Vì sao ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối truyện.

Trả lời :

Tường không nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại vì như thế là không lịch sự.


Bài đọc

Điện thoại

    Vừa sắp sách vở ra bàn, Tuờng bồng nghe có tiếng chuông điện thoại. Tới hồi chuông thứ ba, em đã ở bên máy. Em nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tại :

- A lô ! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ.

    Trong ống nghe vang lên một giọng cười quen thuộc :

- Chào con. Bố đây mà. Hai mẹ con có khỏe không ?

    Tường mừng quýnh lên:

- Con chào bố. Con khỏe lắm. Mẹ... cũng... Bố thế nào ạ ? Bao giờ bố về ?

    Mấy tuần nay, mẹ mệt. Nhưng Tường không muốn làm bố lo. Hình như bố nhận ra giọng ngập ngừng của em. Bố không cười nữa :

- Tuần sau bố về. Con học giỏi nhé !

- Con chào bố. Con chuyển máy cho mẹ nhé ?

    Quay lại bàn học. Tường bâng khuâng nghĩ đến ngày đón bố trở về.

Chú thích từ khó:

- Điện thoại: máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác.

- Mừng quýnh: mừng quá, cuống lên.

- Ngập ngừng: (nói) ngắt quãng vì ngại.

- Bâng khuâng: (nghĩ) lan man, ngẩn người ra.

Bài giải tiếp theo
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy trang 99 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Soạn bài Tập đọc: Mẹ trang 101 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Chính tả (Tập chép): Mẹ trang 102 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Tập làm văn: Gọi điện trang 103 SGK Tiếng Việt 2 tập 1