Say, tell và các động từ giới thiệu thay thế

Say có thể mở đầu hoặc theo sau một câu nói : Tom said "I\'ve just heard the news » hoặc : I’ve just heard the news", Tom said (Tom nói : «Tôi vừa mới nghe tin«)Cấu trúc Say + to + túc từ có thể dùng được, nhưng nó phải đi sau câu nói trực tiếp :


A. Say và tell với lời nói trực tiếp :

1. Say có thể mở đầu hoặc theo sau một câu nói :

Tom said  "I've just heard the news » hoặc :

I’ve just heard the news", Tom said (Tom nói : «Tôi vừa mới nghe tin«)

Cấu trúc Say + to + túc từ có thể dùng được, nhưng nó phải đi sau câu nói trực tiếp :

I’m leaving at once», Tom said to me (Tom bảo tôi , «Tôi sẽ đi ngay thôi»)

Ở đây ta không thề hoán vị

2. Tell đòi hỏi phải có người nghe :

Tell me (Bảo tôi biết), He told us (Anh ta kể cho chúng tôi nghe)

I’ll, tell Tom (Tôi sẽ kể với Tom)

Ngoại trừ với Tell lies/stories/the truth, khì không cần phải đề cập người nghe :

He told (me) lies (Anh ta lừa dối tôi)

I’ll tell (you) a story (anh sẽ kể em nghe một câu chuyện)

Tell dùng trong lời nói trực tiếp phải được đặt sau lời nói :

«I'm leaving at once», Tom said (Tom bảo tôi : «Tôi sẽ đi ngay thôi )

Với Tell ở đây ta không thể hoán vị.

B. Say và tell với lời nói gián tiếp.

Lời nói gián tiếp thường có thể được giới thiệu bởi Say/tell + túc từ, Say + to + túc từ nhưng không được phổ biến bằng Tell + túc từ :

He said he’d just heard the news (Anh ta nói anh ta vừa nghe tin)

He told me that he'd just heard the news

 (Anh ta bảo tôi rằng anh ta vừa mới nghe tin)

Cũng cần lưu ý Tell...how/about »

He told us how he had crossed the mountains (Anh ta bảo chúng tôi cách anh ta đã vượt qua núi)

He told us abait Crossing the mountains...

(Anh ta ké cho chúng tôi nghe về việc vượt núi)

He told us about his journeys

(Anh ta bảo chúng tôi về cuộc hành trình của anh ta)

C. Các động từ hữu dụng khác :

Add *(nói thêm)

Admit *(thừa nhận)

Answer* (trả lời)

Argue *(lý luận)

Assure + túc từ (trấn an)

Boast *(nói khoác)

Complain* {than phiền)

Explain* (giải thích)

Grumble “(càu nhàu)

'Object *( phản đối)

Observe* (quan sát) point out* (chỉ ra)

Promise* (hứa)

Protest* (phản đối)

Remark* (nhận xét)

Remind + túc từ (nhắc nhở)

Reply* (đáp lại)

Các động từ này có thể dùng với lời  nói trực tiếp hoặc gián tiếp Với lời nói trực tiếp chúng theo sau câu nói trực tiếp :

«It won’t cost more», Tom assured us.

(Tom trấn an chúng tôi <Nó sẽ không đắt hơn nữa đâu»)

Các động từ có dấu sao (*) có thể được hoán vị miễn là có chủ từ là một danh từ :

«But it will take longer». Bill objected/objected Bill (Bill phản đối : «Nhưng nó sẽ kéo dài hơn»)

«It’ll cost too much-, Jack grumbled/grumbled Jack (Jack càu nhàu : «Nó sẽ tốn nhiều lắm đó»}

Tất cả chúng đều có thể giới thiệu câu nói gián tiếp That nên được đặt sau động từ

Tom assured us that it would’t cost more. But Bill objected/pointed out that it would, take longer (Tom trấn an chúng tôi rằng nó không đắt hơn nữa đâu. Nhưng Bill lại phản đối/chỉ rõ rằng nó sẽ kéo dài hơn).

D. Murmur, mutter, shout, stammer, whisper có thể đi trước hoặc sau lời nói hoặc câu hỏi trực tiếp. Với các chủ từ là danh từ, động từ có thể được hoán vị :

«You’re late», whispered Tom/Tom whispered (Tom thì thào : «Các cậu trễ rồi đấy»)

Chúng có thể giới thiệu lời nói gián tiếp. Ta cần dùng That

Tom whispered that we were late (Tom thì thào rằng chúng ta đã trễ rồi)

Tất nhiên cũng có một số động từ khác mô tả giọng hoặc âm điệu, như : Bark (sủa), Growl (gừ gừ), Roar (rống),

Scream (la hét), Shrick (óe lên), Snarl (Gầm gừ), Sneer (khịt mũi), yell (la to) Nhưng những động từ này thường dùng với lời nói trực tiếp hơn là gián tiếp.

 

 

Bài giải tiếp theo
Câu hỏi trong lời nói gián tiếp
Câu hỏi bắt đầu bằng Shall I/we? trong lời nói gián tiếp
Câu hỏi bắt đầu bằng will you/would you/could you?
Mệnh lệnh, yêu cầu, lời khuyên trong lời nói gián tiếp
Cách dùng khác để diễn đạt mệnh mệnh gián tiếp
Let’s, let us, let him/them trong lời nói gián tiếp
Câu cảm thán và Yes - No
Các dạng hỗn hợp của lời nói gián tiếp (mixed types)
Must và needn\'t