Lý thuyết tứ giác nội tiếp

Định nghĩa tứ giác nội tiếp


1. Định nghĩa

Một tứ giác có bốn đỉnh nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp)

2. Định lí

Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng \(180^0\)

Ví dụ: Tứ giác \(ABCD\) nội tiếp đường tròn \((O)\)

=> \(\left\{\begin{matrix} \widehat{A}+\widehat{C}=180^{\circ}\\ \widehat{B}+\widehat{D}=180^{\circ} \end{matrix}\right.\)

3. Định lí đảo

Nếu tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng \(180^0\) thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.

4. Một số dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp

- Tứ giác có tổng hai góc đối bằng \(180^\circ \). 

- Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối với đỉnh đó.

- Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm (mà có thể xác định được). Điểm đó là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác.

- Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới cùng một góc \(\alpha \).

 

 

 

Bài giải tiếp theo
Bài 53 trang 89 SGK Toán 9 tập 2
Bài 54 trang 89 SGK Toán 9 tập 2
Bài 55 trang 89 SGK Toán 9 tập 2
Bài 56 trang 89 SGK Toán 9 tập 2
Bài 57 trang 89 SGK Toán 9 tập 2
Bài 58 trang 90 SGK Toán 9 tập 2
Bài 59 trang 90 SGK Toán 9 tập 2
Bài 60 trang 90 SGK Toán 9 tập 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 7 - Chương 3 - Hình học 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 7 - Chương 3 - Hình học 9

Video liên quan