Lý thuyết Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo
Tọa độ của một điểm là gì?
1. Tọa độ của một điểm
a. Khái niệm:
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
- Ox nằm ngang gọi là trục hoành;
- Oy thẳng đứng gọi là trục tung;
- O gọi là gốc tọa độ.
Hai trục tọa độ Ox, Oy chia mặt phẳng tọa độ Oxy thành bốn góc: góc phần tư thứ I, II, III, IV.
b. Tọa độ của một điểm:
Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm P xác định duy nhất một cặp số (a; b) và mỗi cặp số (a; b) xác định duy nhất một điểm M.
Cặp số (a; b) gọi là tọa độ của M, kí hiệu là M(a; b), trong đó a là hoành độ, b là tung độ của điểm M.
Ví dụ: Điểm M có tọa độ là (2; -3), kí hiệu là M(2; -3). Số 2 gọi là hoành độ, số -3 gọi là tung độ của điểm M.
2. Xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó
Để xác định một điểm điểm P có tọa độ là (a; b), ta thực hiện các bước sau:
- Tìm trên trục hoành điểm a và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm a.
- Tìm trên trục tung điểm b và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm b.
- Giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ cho ta điểm P cần tìm.
Chú ý: Trên mặt phẳng tọa độ, mỗi cặp số (a; b) xác định một điểm P duy nhất.
Ví dụ: Biểu diễn điểm M(2; -3) trên mặt phẳng tọa độ Oxy
3. Đồ thị của hàm số
Đồ thị của hàm số y = f(x) trên mặt phẳng tọa độ Oxy là tập hợp tất cả các điểm M(x; f(x)).
Ví dụ: Đồ thị của hàm số y = f(x) cho bởi bảng:
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Lý thuyết Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo timdapan.com"