Giải Bài 1 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm


Đề bài

Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(A\left( { - 2;0} \right);B\left( {3;0} \right);C\left( {4;0} \right)\).

a) Em nhận xét gì về các điểm \(A;B;C\)?

b) Em hãy cho biết một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Điểm \(A\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) thì hoành độ là \({x_0}\) và tung độ là \({y_0}\).

- Điểm \(B\left( {0;b} \right)\) nằm trên trục tung, tung độ là \(b\).

- Điểm \(C\left( {c;0} \right)\) nằm trên trục hoành, hoành độ là \(c\).

Lời giải chi tiết

a) 

Điểm \(A\left( { - 2;0} \right) \Rightarrow \) hoành độ là -2 và tung độ là 0.

Điểm \(B\left( {3;0} \right) \Rightarrow \) hoành độ là 3 và tung độ là 0.

Điểm \(C\left( {4;0} \right) \Rightarrow \) hoành độ là 4 và tung độ là 0.

Biểu diễn ba điểm \(A;B;C\) trên hệ trục tọa độ ta được

 

Nhận xét: Cả ba điểm \(A;B;C\) đều nằm trên trục hoành.

b) Từ ví dụ ở câu a ta thấy tất cả các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0.

Bài giải tiếp theo
Giải Bài 2 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 3 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 4 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 5 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 6 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 7 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Giải Bài 8 trang 14 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa