Lý thuyết đối xứng trục

Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng


1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng

- Định nghĩa: Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng \(d\) nếu \( d\) là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

- Qui ước: Nếu điểm \(B\) nằm trên đường thẳng \(d\) thì điểm đối xứng với \(B\) qua đường thẳng \(d\) cũng là điểm \(B\).

2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng

- Định nghĩa: Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng \(d\) nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua đường thẳng \(d\) và ngược lại.

- Đường thẳng \(d\) gọi là trục đối xứng của hai hình đó.

3. Hình có trục đối xứng

- Đường thẳng \(d\) gọi là trục đối xứng của hình \(H\) nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình \(H\) qua đường thẳng \(d\) cũng thuộc hình \(H.\)

Ta nói rằng hình \(H\) có trục đối xứng.

- Định lí: Đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân là trục đối xứng của hình thang đó.

Bài giải tiếp theo
Bài 35 trang 87 SGK Toán 8 tập 1
Bài 36 trang 87 SGK Toán 8 tập 1
Bài 37 trang 87 SGK Toán 8 tập 1
Bài 38 trang 88 SGK Toán 8 tập 1
Bài 39 trang 88 SGK Toán 8 tập 1
Bài 40 trang 88 SGK Toán 8 tập 1
Bài 41 trang 88 SGK Toán 8 tập 1
Bài 42 trang 89 SGK Toán 8 tập 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 6 - Chương 1 - Hình học 8
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 6 - Chương 1 - Hình học 8

Bài học bổ sung
Bài 35 trang 87 SGK Toán 8 tập 1
Bài 36 trang 87 SGK Toán 8 tập 1

Video liên quan