Bài 174 : Luyện tập chung

Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 115, 116 VBT toán 4 bài 174 : Luyện tập chung với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Viết vào ô trống (theo mẫu) :

Đọc số

Viết số

Số gồm có

Bốn trăm sáu mươi tám nghìn một trăm ba mươi lăm

468 135

4 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 3 chục, 5 đơn vị

Năm triệu hai trăm năm mươi tư nghìn bảy trăm linh bốn

 

 

Mười hai triệu không trăm chín mươi nghìn không trăm linh hai

 

 

Phương pháp giải:

Khi viết số ta viết các chữ số từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao tới hàng thấp.

Lời giải chi tiết:

Đọc số

Viết số

Số gồm có

Bốn trăm sáu mươi tám nghìn một trăm ba mươi lăm

468 135

4 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 8 nghìn, 1 trăm, 3 chục, 5 đơn vị

Năm triệu hai trăm năm mươi tư nghìn bay trăm linh bốn

5 254 704

5 triệu, 2 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 4 nghìn, 7 trăm, 4 đơn vị

Mười hai triệu không trăm chín mươi nghìn không trăm linh hai

12 090 002

1 chục triệu, 2 triệu, 9 chục nghìn, 2 đơn vị


Bài 2

Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

Phương pháp giải:

 Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng:

Lời giải chi tiết:


Bài 3

Tính : 

a) \(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{2} + \dfrac{5}{8} \)

b) \(\dfrac{5}{7} + \dfrac{9}{8} - \dfrac{{15}}{{28}} \)

c) \(\dfrac{{11}}{{30}} - \dfrac{9}{{25}} \times \dfrac{{15}}{{27}} \)

d) \(\dfrac{3}{4}:\dfrac{5}{8}:\dfrac{3}{{10}} \)

Phương pháp giải:

Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a) \(\dfrac{3}{4} + \dfrac{1}{2} + \dfrac{5}{8} = \dfrac{{6 }}{8} + \dfrac{4}{8}+ \dfrac{5}{8} \)\(= \dfrac{{10}}{8} + \dfrac{5}{8} = \dfrac{{15}}{8}\)

b) \(\dfrac{5}{7} + \dfrac{9}{8} - \dfrac{{15}}{{28}} = \dfrac{{40 }}{{56}}+ \dfrac{63}{56} - \dfrac{{15}}{{28}}\)\(= \dfrac{{103}}{{56}} - \dfrac{{15}}{{28}} = \dfrac{{103 }}{{56}}- \dfrac{30}{56} = \dfrac{{73}}{{56}}\)

c) \( \dfrac{{11}}{{30}} - \dfrac{9}{{25}} \times \dfrac{{15}}{{27}} = \dfrac{{11}}{{30}} - \dfrac{{9 \times 15}}{{25 \times 27}}\)\(=  \dfrac{{11}}{{30}} - \dfrac{{9 \times 5 \times 3}}{{5 \times 5 \times  9\times 3}}= \dfrac{{11}}{{30}} - \dfrac{1}{5}\)\(= \dfrac{{11 }}{{30}}-  \dfrac{6}{30}= \dfrac{5}{{30}} = \dfrac{1}{6}\)

d) \(\dfrac{3}{4}:\dfrac{5}{8}:\dfrac{3}{{10}} = \dfrac{3}{4} \times \dfrac{8}{5} \times \dfrac{{10}}{3} \)\( =\dfrac{3 \times 8 \times 10}{4 \times 5 \times 3}= \dfrac{3 \times 4 \times 2 \times 5 \times 2}{4 \times 5 \times 3}\)\(= 4\)


Bài 4

Có 40 học sinh đang tập hát, trong đó số học sinh trai bằng\(\dfrac{3}{5}\) số học sinh gái. Hỏi có bao nhiêu học sinh trai đang tập hát?

Phương pháp giải:

1. Vẽ sơ đồ: coi số học sinh trai gồm 3 phần bằng nhau thì số học sinh gái gồm 5 phần như thế.

2. Tìm tổng số phần bằng nhau.

3. Tìm giá trị của 1 phần bằng cách lấy tổng hai số chia cho tổng số phần bằng nhau.

4. Tìm số học sinh trai đang tập hát (lấy giá trị một phần nhân với số phần biểu diễn số học sinh trai).

Chú ý: Bước 3 và bước 4 có thể gộp lại thành một bước.

Lời giải chi tiết:

Ta có sơ đồ : 

Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :

3 + 5 = 8 (phần)

Số học sinh trai đang tập hát là :

40 : 8 × 3 = 15 (học sinh)

                          Đáp số: 15 học sinh.


Bài 5

Hình nào có đặc điểm thích hợp thì tích dấu (x) vào ô trống tương ứng:

Tên hình

Đặc điểm

Hình vuông

Hình chữ nhật

Hình bình hành

Hình thoi

Có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau

 

 

 

 

Có 4 góc vuông

 

 

 

 

Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

 

 

 

 

Có hai đường chéo vuông góc với nhau

 

 

 

 

Có 4 cạnh bằng nhau

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

- Dựa vào tính chất của các hình.

- Có thể vẽ hình ra nháp để quan sát lại.

Lời giải chi tiết:

Tên hình

Đặc điểm

Hình vuông

Hình chữ nhật

Hình bình hành

Hình thoi

Có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau

×

×

×

×

Có 4 góc vuông

×

×

 

 

Có hai đường chéo căt nhau tại trung điểm của mỗi đường

×

×

×

×

Có hai đường chéo vuông góc với nhau

×

 

 

×

Có 4 cạnh bằng nhau

×

 

 

×

Bài giải tiếp theo