Bài 163 : Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 98 VBT toán 4 bài 163 : Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo) với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Viết phân số thích hợp vào ô trống : 

a)

Số bị trừ

\(\displaystyle {4 \over 5}\)

 

\(\displaystyle {{12} \over {13}}\)

Số trừ

\(\displaystyle {1 \over {15}}\)

\(\displaystyle {2 \over 5}\)

 

Hiệu

 

\(\displaystyle {1 \over 6}\)

\(\displaystyle {4 \over {13}}\)

b)

Thừa số

\(\displaystyle {2 \over 5}\)

 

\(\displaystyle {4 \over {11}}\)

Thừa số

\(\displaystyle {4 \over 7}\)

\(\displaystyle {1 \over 2}\)

 

Tích

 

\(\displaystyle {1 \over 6}\)

\(\displaystyle {7 \over 9}\)

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức: 

a) Số bị trừ \(=\) Hiệu \(+\) Số trừ  ;    Số trừ \(=\) Số bị trừ \(-\) Hiệu  ;     Hiệu \(=\) Số bị trừ \(-\) Số trừ.

b) Tích \(=\) Thừa số \(\times\) Thừa số  ;     Thừa số \(=\) Tích \(:\) Thừa số đã biết.

Lời giải chi tiết:

a)

Số bị trừ

\(\displaystyle {4 \over 5}\)

\(\displaystyle {{17} \over {30}}\)

\(\displaystyle {{12} \over {13}}\)

Số trừ

\(\displaystyle {1 \over {15}}\)

\(\displaystyle {2 \over 5}\)

\(\displaystyle {8 \over {13}}\)

Hiệu

\(\displaystyle {{11} \over {15}}\)

\(\displaystyle {1 \over 6}\)

\(\displaystyle {4 \over {13}}\)

b)

Thừa số

\(\displaystyle {2 \over 5}\)

\(\displaystyle {1 \over 3}\)

\(\displaystyle {4 \over {11}}\)

Thừa số

\(\displaystyle {4 \over 7}\)

\(\displaystyle {1 \over 2}\)

\(\displaystyle {{77} \over {36}}\)

Tích

\(\displaystyle {8 \over {35}}\)

\(\displaystyle {1 \over 6}\)

\(\displaystyle {7 \over 9}\)


Bài 2

Tính : 

a) \(\displaystyle {2 \over 3} + {5 \over 9} - {3 \over 4}=............\)

b) \(\displaystyle {2 \over 7}:{2 \over 3} - {1 \over 7}=.............\)

c) \(\displaystyle {2 \over 5} \times {1 \over 4}:{3 \over 8}=.............\)

Phương pháp giải:

- Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc chỉ có phép nhân và phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

- Biểu thức có các phép cộng, phép trừ , phép nhân, phép chia thì ta thực hiện tính phép nhân, phép chia trước, thực hiện tính phép cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a) \(\displaystyle {2 \over 3} + {5 \over 9} - {3 \over 4} = {{6} \over 9}+ {5 \over 9}- {3 \over 4}\)\(\displaystyle ={{11} \over 9} - {3 \over 4} ={{44} \over 36} - {27 \over 36} = {{17} \over {36}}\)

b) \(\displaystyle {2 \over 7}:{2 \over 3} - {1 \over 7} = {2 \over 7} \times {3 \over 2} - {1 \over 7}\)\(\displaystyle ={3 \over 7} - {1 \over 7}={2 \over 7}\)

c) \(\displaystyle {2 \over 5} \times {1 \over 4}:{3 \over 8} = {2 \over 5} \times {1 \over 4} \times {8 \over 3} \) \(\displaystyle =\dfrac{2\times 1 \times 8}{5 \times 4\times 3}=\dfrac{2\times 1 \times 2\times 4}{5 \times 4\times 3}= {4 \over {15}}\)


Bài 3

Người ta cho vòi nước chảy vào bể chưa có nước, giờ thứ nhất chảy được \(\displaystyle {2 \over 7}\) bể; giờ thứ hai chảy tiếp được \(\displaystyle {2 \over 7}\) bể.

a) Hỏi sau hai giờ vòi nước chảy vào được mấy phần bể ? 

b) Nếu đã dùng hết một lượng nước bằng \(\displaystyle {1 \over 3}\) bể thì số nước còn lại là mấy phần bể ?

Phương pháp giải:

- Số nước chảy vào bể sau \(2\) giờ = số nước chảy vào bê giờ thứ nhất \(+\) số nước chảy vào bê giờ thứ hai.

- Số nước còn lại = số nước ban đầu có trong bể \(-\) số nước đã dùng.

Lời giải chi tiết:

a) Sau hai giờ vòi nước chảy được số phần bể là:

\(\displaystyle {2 \over 7} + {2 \over 7} = {4 \over 7}\) (bể)

b) Số nước còn lại trong bể là:

\(\displaystyle {4 \over 7} - {1 \over 3} = {5 \over {21}}\) (bể)

                         Đáp số: a) \(\displaystyle {4 \over 7}\) bể ;

                                        b) \(\displaystyle {5 \over {21}}\) bể.


Bài 4

Điền dấu thích hợp \((>; <; =)\) vào chỗ chấm :

\(\displaystyle {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5}\;...\;{4 \over 5} \times 5\)

Phương pháp giải:

Lần lượt tính giá trị biểu thức ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\displaystyle {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} = {{16} \over 5}\)

          \(\displaystyle {4 \over 5} \times 5 = {{20} \over 5}\) 

Mà \(\displaystyle {{16} \over 5} < {{20} \over 5}\). Vậy \(\displaystyle {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} + {4 \over 5} < {4 \over 5} \times 5.\)



Từ khóa phổ biến