Bài 157 : Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 89, 90 VBT toán 4 bài 157 : Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo) với lời giải chi tiết và cách giải nhanh, ngắn nhất


Bài 1

Đúng ghi Đ, sai ghi S :

Phương pháp giải:

Kiểm tra cách đặt tính và tính rồi điền Đ hoặc S vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:


Bài 2

Tính :

a) 39275 – 306 × 25                                    b) 6720 : 120 + 25 × 100

Phương pháp giải:

Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép cộng, trừ sau.

Lời giải chi tiết:

a) 39275 – 306 × 25

    =  39275 – 7650

    = 31625            

b) 6720 : 120 + 25 × 100

    = 56 + 2500

    = 2556


Bài 3

Tính bằng cách thuận tiện nhất :

a) 25 × 34 × 4                       

b) 128 × 93 + 128 × 7

c) 57 × 63  47 × 63 

Phương pháp giải:

Vận dụng tính chất giao hoán hoặc kiến thức về một số nhân với một tổng hoặc một hiệu để tính nhanh.

Lời giải chi tiết:

a) 25 × 34 × 4 = 25 × 4 × 34

                       = 100 × 34

                       = 3400

b) 128 × 93 + 128 × 7 = 128 × (93 + 7)

                                    = 128 × 100

                                    = 12800

c) 57 × 63  47 × 63 = 63 × (57  47)

                                = 63 × 10

                                = 630


Bài 4

Cô giáo mua 20 quyển truyện và một số bút làm phần thưởng cho học sinh. Biết rằng giá tiền trung bình mỗi quyển truyện là 15 000 đồng. Số tiền mua bút bằng \(\displaystyle {1 \over 3}\) số iền mua truyện. Hỏi cô giáo mua phần thưởng hết bao nhiêu tiền? 

Phương pháp giải:

- Tìm số tiền cô giáo dùng để mua 20 quyển truyện.

- Tìm số tiền cô giáo dùng mua bút.

- Tính tổng số tiền cô giáo cần dùng để mua truyện và bút.

Lời giải chi tiết:

Số tiền cô giáo dùng để mua truyện là:

15000 × 20 = 300 000 (đồng)

Số tiền cô giáo dùng để mua bút là:

300000 : 3 = 100 000 (đồng)

Cô giáo mua phần thưởng hết số tiền là:

300 000 + 100 000 = 400 000 (đồng)

Đáp số : 400 000 đồng.



Từ khóa phổ biến