Giải mục 1 trang 55 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo

Cho tam giác


Hoạt động khám phá

Cho tam giác \(ABC\) có đường phân giác \(AD\). Vẽ đường thẳng qua \(B\) song song với \(AD\) và cẳ đường thẳng \(AC\) tại \(E\) (Hình 1). Hãy giảu thích tại sao:

 

a) Tam giác \(BAE\) cân tại \(A\).

b) \(\frac{{DB}}{{DC}} = \frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{AC}}\).

Phương pháp giải:

- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song sẽ tạo ra các cặp góc so le trong bằng nhau và các cặp góc đồng vị bằng nhau.

- Định lí Thales.

Lời giải chi tiết:

a) Vì \(BE//AD\) nên \(\widehat {EBA} = \widehat {BAD}\) (cặp góc so le trong)  (1)

Vì \(BE//AD\) nên \(\widehat {BEA} = \widehat {DAC}\) (cặp góc đồng vị)   (2)

Vì \(AD\) là tia phân giác nên \(\widehat {BAD} = \widehat {DAC}\) (tính chất)  (3)

Từ (1); (2); (3) suy ra \(\widehat {EBA} = \widehat {AEB}\) (tính chất bắc cầu)

Xét tam giác \(BAE\) có:

\(\widehat {EBA} = \widehat {AEB}\) (chứng minh trên)

Nên tam giác \(BAE\) cân tại \(A\).

b) Vì \(BE//AD\) nên \(\frac{{BD}}{{DC}} = \frac{{AE}}{{AC}}\).

Mà tam giác \(BAE\) cân tại \(A\) nên \(AE = AB \Rightarrow \frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{AC}}\) (định lí Thales)

Do đó, \(\frac{{DB}}{{DC}} = \frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{AB}}{{AC}}\) (điều phải chứng minh).

Bài giải tiếp theo
Giải mục 2 trang 56 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 1 trang 56 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 2 trang 57 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 3 trang 57 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 4 trang 57 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Giải bài 5 trang 57 SGK Toán 8 tập 2– Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Tính chất đường phân giác của tam giác SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa