Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 TH-THCS Khánh Hòa

Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 THCS Lê Qúy Đôn ngắn gọn, đầy đủ dễ hiểu


Đề bài

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,CD đứng trước của trả lời đúng.

Câu 1 : Những chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

A. KMnO4, KClO3, KNO3.

B. CaCO3, KClO3, KNO3.     

C. K2MnO4, Na2CO3, CaHPO4.

D. KMnO4, FeCO3, CaSO4.

Câu 2 : Nhóm chất nào sau đây đều là oxit axit?

A. CaCO3, CaO, NO, MgO.

B. ZnO, K2O, CO2, SO2.

C. HCl, MnO2, BaO, P2O5.

D. SO2, N2O5, P2O5, CO2.

Câu 3 : Một oxit đồng có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 2 phần khối lượng oxi. Công thức của oxit đó là

A. CuO.

B. Cu2O.

C. Cu2O3.

D. CuO2.

Câu 4 : Ở 20oC, hoà tan 80 gam KNO3 vào 190 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Vậy độ tan của KNO3 ở 20oC là

A. 40,1.

B. 44,2.

C. 42,1.

D. 43,5.

Câu 5 : 25 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 10% chứa lượng muối ăn là

A. 1,2 g.

B. 1,5 g.

C. 2,5 g.

D. 3,5 g.

Câu 6 : Khi hoá hợp hoàn toàn 1,12 lít khí oxi (ở đktc) với một lượng dư khí hiđro thì khối lượng nước tạo thành là

A. 1,8 gam.

B. 3,6 gam.

C. 7,2 gam.

D. 18 gam.

Câu 7 : Cho các chất: Zn, ZnO, Al2O3, Fe, FeO, CaO, K2O. Số chất tác dụng với H2O là

A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.

Câu 8 : Công thức hóa học của muối Natri sunphat là

A. Na2SO3.

B. NaHSO4.

C. Na2SO4.

D. Na(SO4)2.

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Câu 1 : Viết phương trình phản ứng của oxi với các chất sau: Cu, CO (ghi rõ điều kiện nếu có)

Câu 2 : a) Trong 300 g dung dịch KCl chứa 20 g KCl. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KCl.

b) Hòa tan 0,96 mol CuSO4 vào nước thu được 480 ml dung dịch CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.

Câu 3 : Cho 6,5g kim loại Zn tác dụng axit HCl dư.

     a) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc?

     b) Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành?

     c) Dùng lượng H2 trên để khử hoàn toản một lượng FeO. Tính lượng Fe tạo thành.

Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 10,8 g kim loại R hoá trị (III) thu được 20,4 g oxit.

     a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

     b) Xác định nguyên tố R trên.

Biết: Cl = 35,5 ; Zn = 65 ; O = 16 ; H = 1 ; Fe = 56 ; Al = 27

--- HẾT ---

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Phương pháp:

Dựa vào phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Cách giải:

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là KMnO4, KClO3, KNO3.

PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2KCl + 3O2

2KNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2KNO2 + O2

Chọn A.

Câu 2

Phương pháp:

Oxit axit là oxit của phi kim.

Cách giải:

Nhóm chất đều là oxit axit là SO2, N2O5, P2O5, CO2.

Chọn D.

Câu 3

Phương pháp:

Gọi công thức của oxit là CuxOy.

Xét 1 mol oxit ⟹ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m_{Cu}} = 64x}\\{{m_O} = 16y}\end{array}} \right.(g)\)

Dựa vào thành phần của Cu và O trong oxit ⟹ x và y ⟹ Công thức của oxit.

Cách giải:

Gọi công thức của oxit là CuxOy.

Xét 1 mol oxit ⟹ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{m_{Cu}} = 64x}\\{{m_O} = 16y}\end{array}} \right.(g)\)

Oxit đồng có thành phần gồm 8 phần khối lượng đồng và 2 phần khối lượng oxi

⟹ \(\frac{{{m_{Cu}}}}{{{m_O}}} = \frac{{64x}}{{16y}} = \frac{8}{2} \Rightarrow \frac{x}{y} = \frac{1}{1}\)

Vậy công thức của oxit đồng là CuO.

Chọn A.

Câu 4

Phương pháp:

Gọi độ tan của KNO3 ở 20oC là S (gam).

Ở 20oC, 190 gam nước hòa tan được 80 gam KNO3

⟹ Độ tan của KNO3 ở 20oC trong 100 gam nước.

Cách giải:

Gọi độ tan của KNO3 ở 20oC là S (gam).

Ở 20oC, 190 gam nước hòa tan được 80 gam KNO3

                100 gam nước hòa tan được S gam KNO3.

⟹ \(S = \frac{{100.80}}{{190}} = 42,1(g)\)

Chọn C.

Câu 5

Phương pháp:

Dựa vào công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối ăn:

\(C\%  = \frac{{{m_{muoi}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}} \Rightarrow {m_{muoi}} = \frac{{{m_{{\rm{dd}}}}.C\% }}{{100\% }}\)

Cách giải:

25 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 10% có chứa lượng muối ăn là mmuoi

\(C\%  = \frac{{{m_{muoi}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}} \Rightarrow {m_{muoi}} = \frac{{{m_{{\rm{dd}}}}.C\% }}{{100\% }} = \frac{{25.10\% }}{{100\% }} = 2,5(g)\)

Chọn C.

Câu 6

Phương pháp:

PTHH: 2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2H2O

Dựa vào PTHH ⟹

Cách giải:

\({n_{{O_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05(mol)\)

PTHH: 2H2 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2H2O

Theo PTHH ⟹ \({n_{{H_2}O}} = 2{n_{{O_2}}} = 0,1(mol)\)

Vậy khối lượng nước tạo thành là m = 18.0,1 = 1,8 gam.

Chọn A.

Câu 7

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của các chất.

Cách giải:

Các chất tác dụng với H2O là CaO và K2O.

PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2

             K2O + H2O → 2KOH

Chọn B.

Câu 8

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức về muối và cách gọi tên muối.

Cách giải:

Công thức hóa học của muối Natri sunphat là Na2SO4.

Chọn C.

II. TỰ LUẬN

Câu 1

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của O2.

Cách giải:

PTHH: 2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CuO

             2CO + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2CO2

Câu 2

a) Phương pháp:

Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm

\(C\%  = \frac{{{m_{KCl}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}\)

Cách giải:

Nồng độ phần trăm của dung dịch KCl là

\(C\%  = \frac{{{m_{KCl}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}} = \frac{{20.100\% }}{{300}} = 6,67\% \)

b) Phương pháp:

Áp dụng công thức tính nồng độ mol

\({C_M} = \frac{n}{{{V_{{\rm{dd}}}}}}\)

Cách giải:

\({n_{CuS{O_4}}} = \frac{{0,96}}{{160}} = 0,006(mol)\)

Nồng độ mol của dung dịch CuSO4

\({C_M} = \frac{n}{{{V_{{\rm{dd}}}}}} = \frac{{0,006}}{{0,48}} = 0,0125M\)

Câu 3

a) Phương pháp: Dựa vào PTHH ⟹ \({n_{{H_2}}} \Rightarrow {V_{{H_2}}}\)

Cách giải:

nZn = 6,5/65 = 0,1 mol.

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo PTHH ⟹

Vậy thể tích khí H2 sinh ra là V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

b) Phương pháp: Dựa vào PTHH ⟹ \({n_{ZnC{l_2}}} \Rightarrow {m_{ZnC{l_2}}}\)

Cách giải:

Theo PTHH ⟹ \({n_{ZnC{l_2}}} = {n_{Zn}} = 0,1(mol)\)

Vậy khối lượng muối ZnCl2 tạo thành là m = 0,1.136 = 13,6 gam.

c) Phương pháp:

PTHH: FeO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Fe + H2O

Dựa vào PTHH ⟹ nFe ⟹ mFe.

Cách giải:

PTHH: FeO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Fe + H2O

Theo PTHH ⟹ \({n_{Fe}} = {n_{{H_2}}} = 0,1(mol)\)

Vậy khối lượng Fe thu được là mFe = 0,1.56 = 5,6 gam.

Câu 4

a) Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của O2.

Cách giải:

PTHH: 4R + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2R2O3

b) Phương pháp:

Dựa vào PTHH ⟹ Phương trình liên hệ giữa số mol R và số mol R2O3 ⟹ MR ⟹ Kim loại R.

Cách giải:

PTHH: 4R + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2R2O3

Theo PTHH ⟹

\({n_R} = 2{n_{{R_2}{O_3}}} \Rightarrow \frac{{10,8}}{{{M_R}}} = \frac{{2.20,4}}{{2{M_R} + 16.3}} \Rightarrow {M_R} = 27\)

Vậy kim loại R là Al (Nhôm).