Giải đề thi hết học kì II Hóa 8 UBND Huyện Bình Xuyên có đáp án và lời giải chi tiết

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn hoá lớp 8 năm 2019 - 2020 UBND Huyện Bình Xuyên với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ

A.  -196°C.                             B. -183°C.

C. -169°C.                              D. -138°C.

Câu 2 : Dãy chất nào sau đây là oxit axit?

A.  SO3; CuO.                        B. SO2; Na2O.

C. SO3; P2O5.                         D. P2O5; CaO.

Câu 3 : Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm người ta dùng cặp chất nào sau đây?

A.  Cu và dung dịch HCl.

B. Zn và dung dịch HCl.

C. Fe và dung dịch NaOH.

D. Cu và dung dịch H2SOloãng.

Câu 4 : Để thu được 2,24 lít khí O(đktc). Khối lượng kalipemanganat tối thiểu cần dùng là

A.  31,6 gam.

B. 15,8 gam.

C. 7,9 gam.

D. 63,2 gam.

Câu 5 : Dãy kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A.  Na, Fe.

B. Na, Cu.

C. Na, Al.

D. Na, K.

Câu 6 : Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển đổi thành màu

A.  xanh.                                 B. đỏ.

C. tím.                                    D. không màu.

II. TỰ LUẬN

Câu 1 : Hòa tan 15 gam đường vào 100 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch đường thu được.

Câu 2 : Hoàn thành các phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có).

a) Fe + HCl ----> FeCl2 + …

b) Na + H2O ----> … + H2

c) HgO + H2 ----> H2O + …

d) KMnO4 ----> … + … + …

e) … + … ----> Ca(OH)2

Câu 3 : Để điều chế được 12 lọ khí H2, mỗi lọ 100ml (ở điều kiện thường) từ kim loại kẽm và dung dịch axit H2SO4. Tính khối lượng kim loại kẽm tối thiểu cần dùng (giả sử không có sự hao hụt, thất thoát khi làm thí nghiệm).

(Biết: H = 1; O = 16; Mn = 55; Zn = 65; S = 32; Al = 27; K = 39)

--- HẾT ---

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1.B

2.C

3.B

4.A

5.D

6.A

Câu 1

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức về tính chất vật lý của oxi.

Cách giải:

Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183°C.

Chọn B.

Câu 2

Phương pháp:

Dựa vào kiến thức về oxit axit: Oxit axit là oxit của phi kim.

Cách giải:

Dãy gồm các chất đều là oxit axit là SO3; P2O5.

Chọn C.

Câu 3

Phương pháp:

Dựa vào phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm.

Cách giải:

Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm dùng cặp chất Zn và dung dịch HCl.

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑

Chọn B.

Câu 4

Phương pháp:

Dựa vào PTHH ⟹ số mol KMnO4 ⟹ Khối lượng KMnO4.

Cách giải:

 PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) K2MnO4 + MnO+ O2

Theo PTHH ⟹

 \({{n}_{KMn{{O}_{4}}}}=2{{n}_{{{O}_{2}}}}=0,2(mol)\Rightarrow {{m}_{KMn{{O}_{4}}}}=0,2.158=31,6(g)\)

Chọn A.

Câu 5

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của nước.

Cách giải:

Dãy kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là Na, K.

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

             2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑

Chọn D.

Câu 6

Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của dung dịch bazơ.

Cách giải:

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển đổi thành màu xanh.

Chọn A.

II. TỰ LUẬN

Câu 1

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính toán hóa học:

mdd = mdm + mct (g) ⟹

\(C\% {\rm{ }}\;{\rm{ }} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}\)

Cách giải:

mdd = 15 + 100 = 115 (gam) ⟹

\(C\% {\rm{ }}\;{\rm{ }} = \frac{{{m_{ct}}.100\% }}{{{m_{{\rm{dd}}}}}} = \frac{{15.100\% }}{{115}} = 13,04\% \)

Câu 2

Phương pháp:

Dựa vào tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ đã học.

Cách giải:

a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

b) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

c) HgO + H2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Hg + H2O

d) 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

e) CaO + H2O → Ca(OH)2

Câu 3

Phương pháp:

Tính tổng thể tích khí H2 cần điều chế.

Dựa vào PTHH ⟹ số mol kim loại kẽm.

Cách giải:

Tổng thể tích khí H2 cần điều chế là V = 12.100 = 1200ml = 1,2 lít.

 (Điều kiện thường).

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑

Theo PTHH ⟹

Vậy khối lượng kẽm tối thiểu cần dùng là

m = 0,05.24 = 1,2 (g).