Giải đề thi học kì 2 hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường Song ngữ Horizon

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn hoá lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Song ngữ HORIZON với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

Câu 1:

1. Viết phương trình của phản ứng chứng minh mỗi tính chất 1 phản ứng

a. Lưu huỳnh có tính khử

b. Lưu huỳnh có tính oxi hóa

c. Lưu huỳnh trioxit là oxit axit

d. Ozon có tính OXH mạnh hơn oxi

2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau (không dùng quỳ tím)

NaCl, HCl, Na2S, KNO3, Na2SO4

Câu 2:

Viết phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau:

Câu 3:

1. Cho sắt (II) sunfua vào ống nghiệm chứa dung dịch axit sunfuric loãng. Khí sinh ra dẫn qua dung dịch nước brom. Nêu hiện tượng và viết phản ứng xảy ra

2. Viết phản ứng xảy ra giữa H2SO4 đặc nóng lần lượt với: C, Mg(OH)2, Na2CO3, BaCl2

Câu 4:

Trộn 16,8 gam Fe và 6,4 gam S sau đó đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp chất rắn X vào HCl dư. Tính thể tích hỗn hợp khí bay ra

Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn 12,6 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 13,44 lít khí

a. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp

b. Nếu cho 25,2 gam hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được V lít khí (đktc). Tính giá trị của V

(Cho Fe = 56; Mg = 24; Al = 27; H = 1; O = 16; S =32)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

1. Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của lưu huỳnh và oxi – ozon có trong chương trình hóa học lớp 10

Hướng dẫn giải

a, Lưu huỳnh sẽ thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính OXH mạnh

\(\overset{0}{\mathop{S}}\,+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}\overset{+4}{\mathop{S}}\,{{O}_{2}}\)

b, Lưu huỳnh dioxit thể hiện tính OXH khi nó tác dụng với chất có tính khử mạnh

\(\overset{+4}{\mathop{S}}\,{{O}_{2}}+2{{H}_{2}}S\xrightarrow{{{t}^{o}}}3\overset{0}{\mathop{S}}\,+2{{H}_{2}}O\)

c, Lưu huỳnh trioxit là một oxit axit

Một oxit axit có khả năng tác dụng được với nước, oxit bazo, dung dịch bazo

SO2 +2NaOH → Na2SO3 + H2O

d, ozon có tính OXH mạnh hơn oxi bởi ozon có khả năng tác dụng với Ag ngay ở nhiệt độ thường, còn oxi thì không làm được điều này

O3 + Ag → Ag2O + O2

2. Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất muối sunfua, sunfat, và muối clorua để có thể dễ dàng nhận biết được các chất trong bài tập này

Hướng dẫn giải:

Lấy lần lượt các hóa chất bị mất nhãn trên cho vào từng ống nghiệm riêng biệt

Bước 1: Cho lần lượt các chất trên vào dung dịch BaCl2

Dung dịch nào thấy xuất hiện kết tủa trắng => Na2SO4

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 +2NaCl

Bước 2: Cho các dung dịch còn lại vào dung dịch AgNO3

Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng: HCl, NaCl (I)

Dung dịch xuất hiện kết tủa đen: Na2S

Dung dịch không có hiện tượng gì: KNO3

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3

Na2S + 2 AgNO3 → Ag2S + 2 NaNO3

Thả lần lượt 2 viên Zn vào dung dịch trong (I). Dung dịch nào thấy xuất hiện khí bay lên => HCl

Còn lại là NaCl

HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Câu 2:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học chương oxi – lưu huỳnh

Lưu ý là cần cân bằng phương trình sau khi viết sản phẩm em nhé

Hướng dẫn giải:

(1) 2FeS2 + 11/2O2 → Fe2O3 + 4SO2

(2) SO2 + ½ O2 + H2O →H2SO4

(3) H2SO4 + K2SO3→ KHSO3 + KHSO4

(4) KHSO3 + KOH → K2SO3 + H2O

(5) K2SO3 + 2HCl → KCl + SO2 + H2O

(6) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

 (8) NaCl \(\xrightarrow{dpnc}\)Na +1/2 Cl2

Câu 3:

Phương pháp giải:

Viết các phản ứng và căn cứ vào sản phẩm tạo thành để suy ra hiện tượng

Hướng dẫn giải:

1. Khí sinh ra có mùi trứng thối, sau khi sục vào nước brom thì khiến cho nước brom mất màu.

Ta có phương trình:

FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S

H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4

2. Ta có các phương trình phản ứng

C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Câu 4

Phương pháp giải

Tính số mol Fe, S => chất dư, hết

=> sản phẩm của phản ứng nung nóng

Viết phương trình chất rắn tác dụng với axit => khí thu được

Hướng dẫn giải

Ta có phương trình:       Fe + S → FeS

nFe = 16,8 : 56 = 0,3 (mol)

nS = 6,4 : 32 = 0,2 (mol)

=> Sau phản ứng thì S hết, Fe dư

Xét phương trình phản ứng ta có

                Fe  +  S  → FeS

Đề bài    0,3  0,2

Sau pu    0,1  -

Sau phản ứng (1) Fe còn dư 0,1 mol

Hỗn hợp chất rắn sau phản ứng gồm có: Fe: 0,1 mol; FeS: 0,2 mol

Ta có phương trình phản ứng:

Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2

0,1                           0,1

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

0,2                                 0,2

=> Tổng thể tích khí thu được sau phản ứng là:

(nH2 + nH2S) * 22,4 = 0,3 * 22,4 = 6,72 (lít)

Câu 5

Phương pháp giải:

a, gọi nMg, Al lần lượt là x, y mol. Lập hệ phương trình để tìm ra x, y

=> % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp

b, Áp dụng định luật bảo toàn e để tìm ra thể tích khí SO2 thu được sau phản ứng

Hướng dẫn giải:

a, Gọi nMg, n Al lần lượt là x, y mol

Theo đề bài tổng khối lượng 2 kim loại nặng 12,6 gam

=> 24 x + 27y = 12,6 (I)

Mặt khác, ta có nH2 = 13,44 : 22,4 = 0,6 (mol)

=> Áp dụng định luật bảo toàn e ta có:

2 * nMg + 3 * nAl = 2 * nH2

=> 2x + 3y = 1,2 (II)

Từ (I) và (II) => x = 0,3; y = 0,2

%mMg = 0,3 * 24 : 12,6 * 100% = 57,14%

%mAl = 42,86%

b, 12,6 gam KL có chứa 0,3 mol Mg và 0,2 mol Al

=> 25,2 gam KL sẽ có chứa 0,6 mol Mg và 0,4 mol Al

Cho 25,2 gam KL vào H2SO4 đặc thì thu đươc V lít khí SO2

=> Gọi nSO2 = x (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:

2 * nMg + 3 * nAl = 2 * nSO2

=> 2 * 0,6 + 3 * 0,4 = 2 * x => x = 1,2 (mol)

=> V SO2 = 1,2 * 22,4 = 26,88 (lít)

Nguồn: Sưu tầm