Giải đề thi hết học kì II năm học 2019 - 2020 trường THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh
Đề thi hết học kì II năm học 2019 - 2020 trường THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1 : Viết PTHH minh họa cho các nhận định sau:
1) Lưu huỳnh có tính oxi hóa và có tính khử.
2) Axit clohiđric có tính khử.
3) Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom.
4) Trong thiên nhiên H2S là khí độc được sinh ra do nhiều nguồn như: Do hợp chất hữu cơ (rau, cỏ, xác động vật, ...) thối rữa mà thành; các vết nứt núi lửa; hầm lò khai thác than; … Em hãy giải thích tại sao H2S không bị tích tụ trong khí quyển (nguyên nhân chính) và viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 2 : Thực hiện các yêu cầu dưới đây.
1) Nêu hai cách phân biệt khí SO2 và khí H2S bằng phương pháp hóa học (không dùng quỳ tím).
2) Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho Fe; FeCO3 lần lượt tác dụng với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng.
Câu 3 : Hòa tan 24,6 gam hỗn hợp gồm Al và một kim loại X (hóa trị II) trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và một phần chất rắn không tan. Hòa tan hết chất rắn này trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
1) Tìm kim loại X.
2) Hấp thụ toàn bộ lượng SO2 ở trên vào 150 gam dung dịch KOH 11,2%, thu được dung dịch Y. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch Y.
Câu 4 : Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất từ quặng pirit sắt (thành phần chính là FeS2) qua 3 giai đoạn.
1) Viết các PTHH, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có).
2) Từ 300 tấn quặng pirit (FeS2) có lẫn 20% tạp chất, có thể điều chế được bao nhiêu tấn dung dịch H2SO4 98%, biết hiệu suất cả quá trình là 90%.
Câu 5 : A là hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X và Y ở 2 chu kì kế tiếp. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được m gam muối, nếu cho cùng lượng A như trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,196m gam muối. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong A.
Lời giải chi tiết
Câu 1
1)
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của lưu huỳnh.
Cách giải:
- Lưu huỳnh là chất khử khi phản ứng với chất oxi hóa:
S + O2 \(\overset{{{t}^{o}}}{\mathop{\to }}\,\) SO2.
- Lưu huỳnh là chất oxi hóa khi phản ứng với chất khử:
S + Fe \(\overset{{{t}^{o}}}{\mathop{\to }}\,\) FeS.
2)
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của axit clohiđric.
Cách giải:
HCl có tính khử khi phản ứng với chất oxi hóa mạnh:
4HCl + MnO2 \(\overset{{{t}^{o}}}{\mathop{\to }}\,\) MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
3)
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của clo.
Cách giải:
Cl20 + 2NaBr-1 → 2NaCl-1 + Br20.
Cl2 chuyển từ số oxi hóa 0 xuống -1 ⟹ Cl2 thể hiện tính oxi hóa mạnh hơn Br2.
4)
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của H2S để giải thích hiện tượng thiên nhiên.
Cách giải:
Do H2S bị oxi hóa chậm bởi oxi trong không khí: 2H2S + O2 → 2S + 2H2O.
Câu 2
1)
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của từng chất để sử dụng hóa chất nhận biết.
Cách giải:
Cách 1: Dùng dd Ca(OH)2 dư, nếu tạo kết tủa trắng là SO2, không hiện tượng là H2S.
SO2 + Ca(OH)2 dư → CaSO3↓ trắng + H2O
H2S + Ca(OH)2 dư → CaS tan + 2H2O
Cách 2: Dùng dung dịch Pb(NO3)2 hoặc CuSO4, nếu tạo kết tủa đen là H2S, không phản ứng là SO2.
H2S + Pb(NO3)2 dư → PbS↓ đen + 2HNO3.
H2S + CuSO4 → CuS↓ đen + H2SO4.
2)
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học axit sunfuric.
Cách giải:
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2.
2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
FeCO3 + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O + CO2.
2FeCO3 + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O.
Câu 3
1)
Phương pháp:
Do HCl dư nhưng vẫn còn chất rắn ⟹ kim loại X không tan trong HCl.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Từ nH2 ⟹ nAl ⟹ mAl ⟹ mX.
Khi cho X + H2SO4 đặc:
X + 2H2SO4 đặc → XSO4 + SO2 + 2H2O
Từ nSO2 ⟹ nX ⟹ MX ⟹ kim loại X.
Cách giải:
nH2 = 0,3 mol; nSO2 = 0,3 mol.
Do HCl dư nhưng vẫn còn chất rắn ⟹ kim loại X không tan trong HCl.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
0,2 ← 0,3 (mol)
⟹ mAl = 0,2.27 = 5,4 gam ⟹ mX = 24,6 - 5,4 = 19,2 gam.
Khi cho X + H2SO4 đặc:
X + 2H2SO4 đặc → XSO4 + SO2 + 2H2O
0,3 ← 0,3
⟹ MX = 19,2 : 0,3 = 64 ⟹ X là kim loại đồng (Cu).
2)
Phương pháp:
*Cho SO2 tác dụng với NaOH (làm tương tự với KOH):
(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(2) SO2 + NaOH → NaHSO3
Lập tỉ lệ (*) = nNaOH/nSO2
+ (*) ≥ 2 thì SO2 hết, NaOH dư hoặc vừa đủ ⟹ tạo muối Na2SO3
PTHH: SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
+ (*) ≤ 1 thì NaOH hết, SO2 dư hoặc vừa đủ ⟹ phản ứng tạo muối NaHSO3
PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3
+ 1 < (*) < 2 thì tạo 2 muối Na2SO3 và NaHSO3
PTHH:
(1) SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
(2) SO2 + NaOH → NaHSO3
Cách giải:
Ta có nSO2 = 0,3 mol; nKOH = 0,3 mol
⟹ nKOH : nSO2 = 0,3 : 0,3 = 1 ⟹ tạo muối KHSO3.
SO2 + KOH → KHSO3
0,3 0,3 0,3 (mol)
⟹ mKHSO3 = 0,3.120 = 36 gam.
⟹ mdd Y = mSO2 + mdd KOH = 0,3.64 + 150 = 169,2 gam.
⟹ C%KHSO3 = (36/169,2).100% = 21,28%.
Câu 4
1)
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của FeS2 và các hợp chất của lưu huỳnh để viết phương trình điều chế H2SO4.
Cách giải:
4FeS2 + 11O2 \(\overset{{{t}^{o}}}{\mathop{\to }}\,\) 2Fe2O3 + 8SO2
2SO2 + O2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) 2SO3
SO3 + H2O → H2SO4 hoặc nSO3 + H2SO4 đặc → H2SO4.nSO3 (oleum)
2)
Phương pháp:
Từ khối lượng quặng pirit (FeS2) tính được lượng FeS2.
Từ lượng FeS2 suy ra lượng H2SO4 lý thuyết dựa vào sơ đồ: FeS2 → 2H2SO4.
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 theo lý thuyết ⟹ khối lượng dung dịch H2SO4 thực tế.
Cách giải:
mFeS2 = 300.80% = 240 (tấn) → nFeS2 = 2 (tấn mol)
Sơ đồ: FeS2 → 2H2SO4
2 → 4 (tấn mol)
⟹ mH2SO4 (LT) = 4.98 = 392 tấn
⟹ mdd H2SO4 (LT) = 392.(100/98) = 400 tấn
Vì H = 90% ⟹ mdd H2SO4 thực tế thu được = 400.90% = 360 tấn.
Câu 5
Phương pháp:
Gọi CTTB của hai kim loại kiềm là M.
Từ mmuối = 1,196m và phương trình phản ứng
M + HCl → MCl + 1/2H2
2M + H2SO4 loãng → M2SO4 + H2
⟹ xác định được 2 kim loại.
Cách giải:
Đặt công thức chung của hai kim loại kiềm là M.
M + HCl → MCl + ½ H2
a → a (mol)
2M + H2SO4 loãng → M2SO4 + H2
a → 0,5a (mol)
Theo đề bài mM2SO4 = 1,196.mMCl
⟹ a/2.(2M + 96) = 1,196.a.(M + 35,5)
⟹ M = 28,2755
Vì 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp nên 2 kim loại là Na và K.
Áp dụng phương pháp đường chéo ta có:
Na:23 10,7245
28,2755
K: 39 5,2755
⟹ \(\frac{{{n_{Na}}}}{{{n_K}}} = \frac{{10,7245}}{{5,2755}} = \frac{2}{1}\)
Giả sử hỗn hợp có 2 mol Na và 1 mol K
⟹ \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\% {m_{Na}} = \frac{{2.23}}{{2.23 + 1.39}}.100\% {\rm{ \;}} = 54,12\% }\\{\% {m_K} = 100\% {\rm{ \;}} - 54,12\% {\rm{ \;}} = 45,88\% }\end{array}} \right.\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải đề thi hết học kì II năm học 2019 - 2020 trường THPT Lý Thái Tổ Bắc Ninh timdapan.com"