Giải đề thi hết học kì II năm học 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM
Đề thi hết học kì II năm học 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
A. PHẦN CHUNG (7điểm):
Câu 1 : (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện biến đổi sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
Câu 2 : (1,5 điểm) Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau:
a) Ag + H2SO4 đặc, nóng → ? + ? + ?
b) NaBr + H2SO4 đặc, nóng → ? + ? + ? + ?
c) Fe2O3 + H2SO4 → ? + ?
Câu 3 : (1,5 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Để dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí một thời gian dài.
b) Dẫn khí SO2 vào dung dịch nước brom.
c) Cho kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 4 : (0,5 điểm) Chỉ từ các nguyên liệu: bột sắt, bột lưu huỳnh, axit sunfuric loãng. Viết các phương trình phản ứng điều chế khí hiđro sunfua.
Câu 5 : (1,5 điểm) Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch trong các lọ mất nhãn sau (viết các phương trình hóa học đã xảy ra): K2S, Na2SO4, KBr, Ba(NO3)2.
B. PHẦN RIÊNG (3 điểm):
PHẦN DÀNH CHO HỌC SINH BAN XÃ HỘI
Câu 6 : (1,5 điểm) Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí SO2 (điều kiện chuẩn) vào 200 ml dung dịch NaOH 2M. Tính số mol muối thu được sau phản ứng.
Câu 7 : (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 11,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Mg trong dung dịch H2SO4 (loãng) được 6,72 lít khí hiđro ở điều kiện chuẩn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
PHẦN DÀNH CHO BAN TỰ NHIÊN
Câu 8 : (1,0 điểm) Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 1,1 M thu được dung dịch X. Tính nồng độ mol/lít của chất tan trong dung dịch X (biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).
Câu 9 : (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 16,85 gam hỗn hợp gồm Al, Cu trong V ml dung dịch H2SO4 10M (đặc, nóng) thu được 9,52 lít khí SO2 (điều kiện chuẩn) là sản phẩm khử duy nhất.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính V biết H2SO4 đã dùng dư 10% so với lượng cần thiết.
Cho: H = 1, O = 16, Na = 23, S = 32, Fe = 56, Mg = 24, Al = 27, Zn = 65, Cu = 64.
------HẾT------
Lời giải chi tiết
Câu 1:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.
Hướng dẫn giải:
(1) S + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) 2SO2
(2) 2SO2 + O2 \(\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}\) 2SO3
(3) SO3 + H2O → H2SO4
(4) 2H2SO4 đặc + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
(5) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
(6) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
(7) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
(8) NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Câu 2:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của axit sunfuric để viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải:
a) 2Ag + 2H2SO4 đặc, nóng → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
b) 2NaBr + 2H2SO4 đặc, nóng → Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O
c) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Câu 3:
Phương pháp:
Dựa vào tính chất hóa học của H2S, SO2, H2SO4 để nêu hiện tượng và viết PTHH.
Hướng dẫn giải:
a) Dung dịch vẩn đục màu vàng do H2S bị O2 trong không khí oxi hóa.
PTHH: O2 + 2H2S → S ↓ + 2H2O
b) Dung dịch Br2 bị nhạt màu dần đến mất màu.
PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
c) Zn tan dần, dung dịch sủi bọt khí không màu.
Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2↑
Câu 4:
Phương pháp:
Điều chế khí hiđro sunfua từ H2, S hoặc từ muối sunfua tác dụng với axit.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2 H2 + S \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) H2S |
Cách 2: Fe + S \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) FeS FeS + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2S |
Câu 5:
Phương pháp:
- Dùng dung dịch HCl để nhận ra K2S.
- Dùng dung dịch muối tan của Ba để nhận ra Na2SO4.
- Dùng dung dịch AgNO3 để nhận ra KBr.
Hướng dẫn giải:
Lấy các mẫu thử ra các ống nghiệm và đánh số thứ tự.
|
K2S |
KBr |
Na2SO4 |
Ba(NO3)2 |
Dung dịch HCl |
↑ mùi trứng thối |
- |
- |
- |
Dung dịch BaCl2 |
x |
- |
↓ trắng |
- |
Dung dịch AgNO3 |
x |
↓ vàng |
x |
Còn lại |
PTHH:
2HCl + Na2S → 2NaCl + H2S ↑ mùi trứng thối
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ trắng + 2NaCl
KBr + AgNO3 → AgBr ↓ vàng + KNO3
Câu 6:
Phương pháp:
Dựa vào tỉ lệ số mol k = nNaOH/nSO2 để xác định sản phẩm tạo thành:
- Nếu k < 1 thì thu được NaHSO3 và SO2 dư.
- Nếu k = 1 thì thu được sản phẩm là NaHSO3.
- Nếu 1 < k < 2 thì thu được sản phẩm là NaHSO3 và Na2SO3.
- Nếu k = 2 thì thu được sản phẩm Na2SO3.
- Nếu k > 2 thì thu được sản phẩm Na2SO3 và NaOH còn dư.
Hướng dẫn giải:
Số mol SO2: \({n_{S{O_2}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5\left( {mol} \right)\)
Số mol NaOH: \({n_{NaOH}} = 0,2.2 = 0,4\left( {mol} \right)\)
Ta có tỉ lệ: \(\frac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,4}}{{0,5}} = 0,8 < 1\) → Tạo muối NaHSO3
PTHH: SO2 + NaOH → NaHSO3
Theo PTHH trên ta có: \({n_{NaH{\rm{S}}{O_3}}} = {n_{NaOH}} = 0,4\left( {mol} \right)\)
Câu 7:
Phương pháp:
- Đặt số mol Zn là x mol; số mol Mg là y mol
- Viết PTHH và đặt số mol vào PTHH:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
- Lập hệ phương trình về khối lượng hỗn hợp và số mol H2, từ đó tìm được x, y.
- Từ đó tính được khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn giải:
Đặt nZn = x mol và nMg = y mol
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
x → x (mol)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
y → y (mol)
+) Khối lượng hỗn hợp: 65x + 24y = 11,3 (1)
+) Số mol khí H2: x + y = 0,3 (2)
Giải hệ trên ta được x = 0,1 và y = 0,2
Vậy khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu:
mZn = 0,1.65 = 6,5 (g)
mMg = 0,2.24 = 4,8 (g)
Câu 8:
Phương pháp:
*Dựa vào tỉ lệ số mol k = nKOH/nSO2 để xác định sản phẩm tạo thành:
- Nếu k < 1 thì thu được KHSO3 và SO2 dư.
- Nếu k = 1 thì thu được sản phẩm là KHSO3.
- Nếu 1 < k < 2 thì thu được sản phẩm là KHSO3 và K2SO3.
- Nếu k = 2 thì thu được sản phẩm K2SO3.
- Nếu k > 2 thì thu được sản phẩm K2SO3 và KOH còn dư.
*Tính nồng độ mol dựa vào công thức: \({C_M} = \frac{n}{{{V_{dd}}}}\)
Hướng dẫn giải:
Ta có: nSO2 = 0,1 mol; nKOH = 0,22 mol
Ta có tỉ lệ: \(\frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \frac{{0,22}}{{0,1}} = 2,2 > 2\) → Tạo muối K2SO3 và KOH còn dư
PTHH: SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
Bđ: 0,1 0,22 (mol)
Pư: 0,1 → 0,2 → 0,1 (mol)
Sau: 0 0,02 0,1
Vậy dung dịch sau phản ứng có thể tích 200 ml và chứa 0,02 mol KOH; 0,1 mol K2SO3.
Nồng độ chất tan có trong dung dịch sau phản ứng:
\({C_{M(K{\rm{O}}H)}} = \frac{{0,02}}{{0,2}} = 0,1M\); \({C_{M({K_2}S{O_3})}} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5M\)
Câu 9:
Phương pháp:
a)
Cách 1: Tính toán theo PTHH
- Đặt ẩn là số mol mỗi kim loại
- Viết PTHH, đặt ẩn vào các PTHH
- Lập hệ 2 phương trình về khối lượng hỗn hợp và số mol khí SO2
- Giải hệ tìm được nghiệm → Khối lượng mỗi kim loại
Cách 2: Áp dụng định luật bảo toàn e
- Đặt ẩn là số mol mỗi kim loại
- Viết quá trình trao đổi e
- Lập hệ 2 phương trình về khối lượng của hỗn hợp và biểu thức bảo toàn e
- Giải hệ tìm được nghiệm → Khối lượng mỗi kim loại
b)
* Tính tổng số mol H2SO4 đã phản ứng dựa theo PTHH
* Thể tích dd H2SO4 cần thiết là: Vcần thiết = n/CM
* Do H2SO4 đã dùng dư 10% so với lượng cần thiết nên thể tích dd H2SO4 đã dùng là:
Vđã dùng = Vcần thiết + 10%.Vcần thiết
Hướng dẫn giải:
a)
Cách 1: Tính toán theo PTHH
Đặt nAl = x và nCu = y (mol)
2Al + 6H2SO4 đặc \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
x → 3x 1,5x (mol)
Cu + 2H2SO4 đặc \(\xrightarrow{{{t}^{0}}}\) CuSO4 + SO2 + 2H2O
y → 2y y (mol)
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_{hh}} = 27{\rm{x}} + 64y = 16,85\\{n_{S{O_2}}} = 1,5{\rm{x}} + y = 0,425\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = 0,15\\y = 0,2\end{array} \right.\)
Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu:
mAl = 0,15.27 = 4,05 (gam); mCu = 0,2.64 = 12,8 (gam)
Cách 2: Áp dụng định luật bảo toàn e
Đặt nAl = x và nCu = y (mol)
*Khối lượng hỗn hợp → 27x + 64y = 16,85 (1)
Quá trình cho - nhận e:
Al0 → Al+3 + 3e S+6 + 2e → S+4
Cu0 → Cu+2 + 2e
Áp dụng bảo toàn e →
\(3{n_{Al}} + 2{n_{Cu}} = 2{n_{S{O_2}}}\) → 3x + 2y = 2.0,425 (2)
Giải hệ (1) (2) được x = 0,15 và y = 0,2.
Tính toán tương tự cách 1.
b)
* Tổng số mol H2SO4 đã phản ứng là:
nH2SO4 = 3x + 2y = 0,85 (mol)
* Thể tích dd H2SO4 cần thiết là:
Vcần thiết = n/CM = 0,85/10 = 0,085 (lít) = 85 (ml)
* Do H2SO4 đã dùng dư 10% so với lượng cần thiết nên thể tích dd H2SO4 đã dùng là:
Vđã dùng = Vcần thiết + 10%.Vcần thiết
= 85 + 85.10% = 93,5 (ml)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải đề thi hết học kì II năm học 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM timdapan.com"