Giải câu hỏi trang 78, 79 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều

Quan sát hai tam giác ABC và A’B’C’ trên một tờ giấy kẻ ô vuông (Hình 30).


HĐ 2

Quan sát hai tam giác ABCA’B’C’ trên một tờ giấy kẻ ô vuông (Hình 30).

 

a) So sánh:

-        Các cặp cạnh: ABA’B’; BCB’C’; CAC’A’.

-        Các cặp góc: AA’; BB’; CC’.

b) Hai tam giác ABCA’B’C’ có bằng nhau hay không?

c) Cắt mảnh giấy hình tam giác ABC và mảnh giất hình tam giác A’B’C’, hai hình tam giác đó có thể đặt chồng khít lên nhau hay không?

Phương pháp giải:

a) Học sinh quan sát Hình 30 để so sánh các cặp cạnh và cặp góc.

b) Hai tam giác ABCA’B’C’ có bằng nhau hay không thì ta dựa vào mối liên hệ giữa các cặp cạnh và các cặp góc tương ứng của hai tam giác.

c) Học sinh tự thực hành cắt mảnh giấy để đưa ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

a) AB = A’B’; BC = B’C’; CA = C’A’.

     A = A’; B = B’; C = C’.

b) Hai tam giác ABCA’B’C’ có bằng nhau vì chúng có các cặp cạnh và cặp góc tương ứng bằng nhau.

c) Hai hình tam giác ABCA’B’C’ có thể đặt chồng khít lên nhau.


LT - VD

Cho biết \(\Delta ABC = \Delta MNP\), \(AC = 4\)cm, \(\widehat {MPN} = 45^\circ \). Tính độ dài cạnh MP và số đo góc ACB.

Phương pháp giải:

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

\(\Delta ABC = \Delta MNP\) nên \(AC = MP\)và \(\widehat {MPN} = \widehat {ACB}\).

Vậy \(MP = 4\)cm và \(\widehat {ACB} = 45^\circ \).

Bài giải tiếp theo
Giải bài 1 trang 79 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 2 trang 79 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 3 trang 79 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Giải bài 4 trang 79 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Lý thuyết Hai tam giác bằng nhau SGK Toán 7 - Cánh diều

Video liên quan



Bài học liên quan

Từ khóa