Bài 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 108 SBT Vật Lí 12

Giải bài 36.6, 36.7, 36.8, 36.9 trang 108 sách bài tập vật lí 12. Đơn vị đo khối lượng nào không sử dụng trong việc khảo sát các phản ứng hạt nhân?


36.6

Xác định hạt \(X\) trong phương trình sau: \({}_9^{19}F + {}_1^1H \to  {}_8^{16}O + X.\)

A. \({}_2^3He.\)                               B. \({}_2^4He.\)

C. \({}_1^2H.\)                                 D. \({}_1^3H.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng bảo toàn điện tích và vảo toàn số nuclon trong phản ứng hạt nhân

Lời giải chi tiết:

\(_Z^AX\)

+ Bảo toàn điện tích: \(9 + 1 = 8 + Z \Rightarrow Z = 2\)

+ Bảo toàn số hạt nuclon: \(19 + 1 = 16 + A \Rightarrow A = 4\)

Vậy X là \(_2^4He\)

Chọn B


36,7

Đơn vị đo khối lượng nào không sử dụng trong việc khảo sát các phản ứng hạt nhân?

A. kilôgam.                                B. miligam.

C. gam.                                     D. u.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết trong phản ứng hạt nhân

Lời giải chi tiết:

Kilogam không được dùng trong khảo sát phản ứng hạt nhân

Chọn A


36.8

Hạt nhân \(A\) đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân \(B\) có khối lượng \({m_B}\) và hạt \(\alpha \) có khối lượng \({m_\alpha }.\) Tỉ số giữa động năng của hạt nhân \(B\) và động năng của hạt \(\alpha \) ngay sau phân rã bằng

A. \(\dfrac{{{m_B}}}{{{m_\alpha }}}.\)                            B. \({(\dfrac{{{m_B}}}{{{m_\alpha }}})^2}.\)

C. \({(\dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_B}}})^2}.\)                       D. \(\dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_B}}}.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng bảo toàn động lượng trong phản ứng hạt nhân

Lời giải chi tiết:

Phương trình phản ứng hạt nhân: \(A \to B + \alpha \)

Bảo toàn động lượng: \(\overrightarrow {{p_B}}  + \overrightarrow {{p_\alpha }}  = \overrightarrow {{p_A}}  = \overrightarrow 0 \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \overrightarrow {{p_B}}  =  - \overrightarrow {{p_\alpha }} \\ \Leftrightarrow {\left( {\overrightarrow {{p_B}} } \right)^2} = {\left( { - \overrightarrow {{p_\alpha }} } \right)^2}\\ \Leftrightarrow 2{m_B}.{{\rm{W}}_{{d_B}}} = 2{m_\alpha }.{{\rm{W}}_{{d_\alpha }}} \\\Rightarrow \dfrac{{{{\rm{W}}_{{d_B}}}}}{{{{\rm{W}}_{{d_\alpha }}}}} = \dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_B}}}\end{array}\)

Chọn D


36.9

Giả sử hai hạt nhân \(X\) và \(Y\) có độ hụt khối bằng nhau; số nuclôn của hạt nhân \(X\) lớn hơn số nuclôn của hạt nhân \(Y\), thì

A. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.

B. hạt nhân \(Y\) bền vững hơn hạt nhân \(X.\)

C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(X\) lớn hơn năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(Y.\)

D. hạt nhân \(X\) bền vững hơn hạt nhân \(Y.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững

Sử dụng công thức tính năng lượng liên kết riêng: \(\sigma  = \dfrac{{\Delta E}}{A} = \dfrac{{\Delta m{c^2}}}{A}\)

Lời giải chi tiết:

Ta  có công thức tính năng lượng liên kết riêng \(\sigma  = \dfrac{{\Delta E}}{A} = \dfrac{{\Delta m{c^2}}}{A}\)

\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}\Delta {m_X} = \Delta {m_Y}\\{A_X} > {A_Y}\end{array} \right.\\ \Rightarrow {\sigma _X} < {\sigma _Y}\end{array}\)

Nên hạt nhân \(Y\) bền vững hơn hạt nhân \(X.\)

Chọn B