Bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 phần bài tập bổ sung trang 54 SBT toán 7 tập 2

Giải bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 phần bài tập bổ sung trang 54 sách bài tập toán 7. Chứng minh rằng trong một tam giác, đường cao không lớn hơn đường trung tuyến xuất phát từ một đỉnh...


Bài III.1

Chứng minh rằng trong một tam giác, đường cao không lớn hơn đường trung tuyến xuất phát từ một đỉnh.

Phương pháp giải:

Sử dụng:

Trong các đường xiên và đường cao xuất phát từ một điểm đến một đường thẳng: Đường vuông góc luôn có độ dài nhỏ hơn đường xiên. 

Lời giải chi tiết:

Vì đường cao và đường trung tuyến xuất phát từ cùng một đỉnh lần lươt là đường vuông góc và đường xiên kẻ từ cùng một điểm đến cùng một đường thẳng nên ta có đường cao luôn nhỏ hơn đường trung tuyến. (1)

Nếu đường cao và đường trung tuyến cùng xuất phát từ đỉnh của tam giác cân thì chúng bằng nhau. (2)

Vậy từ (1) và (2) ta suy ra điều phải chứng minh.


Bài III.2

Cho tam giác \(ABC\) có hai đường trung tuyến \(AD, BE\) vuông góc với nhau. Chứng minh rằng \(BC < 2AC.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng: 

+) Trong một tam giác, góc ngoài tại 1 đỉnh bằng tổng hai góc trong không kề với đỉnh đó.

+) Trong tam giác tù, đối diện với góc tù là cạnh có độ dài lớn nhất.

Lời giải chi tiết:

Xét hai tam giác \(ADC \) có \(\widehat {{D_1}} = \widehat {{G_1}} + \widehat {{GBD}}\) (góc ngoài tại 1 đỉnh bằng tổng hai góc trong không kề với đỉnh đó) 

Theo giả thiết \(\widehat {{G_1}} = 90^\circ \) nên \(\widehat {{D_1}}\) là góc tù.

Cạnh \(AC\) đối diện với góc \({{\rm{D}}_1}\) nên là cạnh lớn nhất, vậy \(AC > DC\) hay \(2AC > 2DC \)

Do đó: \(2AC>BC\)


Bài III.3

Ba đường phân giác \(AD, BE, CF\) của tam giác \(ABC quy đồng tại \(O.\) Kẻ đường vuông góc \(OG\) đến \(BC. \) Chứng minh rằng \(\widehat {BOG} = \widehat {CO{\rm{D}}}\).

Phương pháp giải:

Sử dụng: 

+) Trong một tam giác, góc ngoài tại 1 đỉnh bằng tổng hai góc trong không kề với đỉnh đó.

+) Tổng ba góc trong tam giác bằng \(180^0\)

Lời giải chi tiết:

Để chứng minh \(\widehat {BOG} = \widehat {CO{\rm{D}}}\), ta chứng minh \(\widehat {BO{\rm{D}}} = \widehat {GOC}\).

Xét tam giác \(OAB,\) ta có 

\(\widehat {BO{\rm{D}}} \)\(\displaystyle= {1 \over 2}\left( {\widehat A + \widehat B} \right) \)\(\displaystyle = {1 \over 2}\left( {180^\circ  - \widehat C} \right)\)     (1)

Xét tam giác vuông \(OCG\) ta có:

\(\displaystyle \widehat {GOC} = 90^\circ  - {1 \over 2}\widehat C \)\(\displaystyle = {1 \over 2}\left( {180^\circ  - \widehat C} \right)\)        (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {BO{\rm{D}}} = \widehat {GOC}\).

Do đó: \(\widehat {BOD} - \widehat {DOG} = \widehat {COG} - \widehat {DOG}\)

Hay \(\widehat {BOG} = \widehat {CO{\rm{D}}}\).


Bài III.4

Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(B\) có \(\widehat B = 112^\circ \). Kẻ đường cao \(AH\) và đường phân giác \(AD\) của tam giác đó. Tính các góc của tam giác \(AHD.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng:

+) Trong một tam giác, góc ngoài tại 1 đỉnh bằng tổng hai góc trong không kề với đỉnh đó.

+) Tổng ba góc trong tam giác bằng \(180^0.\) 

+) Trong tam giác cân, hai góc kề cạnh đáy bằng nhau. 

Lời giải chi tiết:

Xét tam giác vuông \(AHB.\) Ta có:

\(\widehat {ABH} = 180^\circ  - 112^\circ  = 68^\circ \)

\(\widehat {{A_1}} = 90^\circ  - \widehat {ABH} = 90^\circ  - 68^\circ  = 22^\circ \)

Tam giác \(ABC\) cân tại \(B\) có \(\widehat B = 112^\circ \) nên  

\(\widehat {BAC} = \left( {180^\circ  - 112^\circ } \right):2 = 34^\circ \)

Do đó \(\widehat {{A_2}} = 34^\circ :2 = 17^\circ \).

Từ đó 

\(\widehat {HA{\rm{D}}} = \widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} \)\(= 22^\circ  + 17^\circ  = 39^\circ \)

\(\widehat {H{\rm{D}}A} = 90^\circ  - \widehat {HA{\rm{D}}} \)\(= 90^\circ  - 39^\circ  = 51^\circ \)

Bài giải tiếp theo
Bài 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 phần bài tập bổ sung trang 54, 55 SBT toán 7 tập 2

Video liên quan



Từ khóa