Bài 2.5 trang 31 SBT đại số 10

Giải bài 2.5 trang 31 sách bài tập đại số 10. Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên các khoảng tương ứng...


Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên các khoảng tương ứng

LG a

 \(y =  - 2x + 3\) trên R.

Giải chi tiết:

\(\forall {x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\) ta có:

\(f({x_1}) - f({x_2}) \)

\(=  - 2{x_1} + 3 - ( - 2{x_2} + 3) \)

\(=  - 2({x_1} - {x_2})\)

Ta thấy \({x_1} > {x_2}\) thì \(-2({x_1} - {x_2}) < 0\), tức là

\(f({x_1}) - f({x_2}) < 0 \Leftrightarrow f({x_1}) < f({x_2})\).

Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) .


LG b

 \(y = {x^2} + 10x + 9\) trên \(( - 5; + \infty )\);

Phương pháp giải:

\(\forall {x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\), giả sử \({x_1} > {x_2}\) ta xét  xem \(f({x_1}) < f({x_2})\) hay \(f({x_1}) > f({x_2})\) rồi đưa ra kết luận nghịch biến hay đồng biến dựa vào định nghĩa.

Giải chi tiết:

\(\forall {x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\), ta có:

\(f({x_1}) - f({x_2}) = x_1^2 + 10{x_1} + 9 \)\(- x_2^2 - 10{x_2} - 9\)

=(\(({x_1} - {x_2})({x_1} + {x_2}) + 10({x_1} - {x_2})\)

=\(({x_1} - {x_2})({x_1} + {x_2} + 10)\)(*)

\(\forall {x_1},{x_2} \in ( - 5; + \infty )\) và \({x_1} < {x_2}\) ta có

\({x_1} - {x_2} < 0\) và \({x_1} + {x_2} + 10 > 0\) vì

\({x_1} >  - 5;{x_2} >  - 5 =  > {x_1} + {x_2} >  - 10\)

Vậy từ (*) suy ra

\(f({x_1}) - f({x_2}) < 0 \Leftrightarrow f({x_1}) < f({x_2})\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \(( - 5; + \infty )\).


LG c

 \(y =  - \dfrac{1}{{x + 1}}\) trên \(( - 3; - 2)\) và (2 ;3).

Phương pháp giải:

\(\forall {x_1},{x_2} \in \mathbb{R}\), giả sử \({x_1} > {x_2}\) ta xét  xem \(f({x_1}) < f({x_2})\) hay \(f({x_1}) > f({x_2})\) rồi đưa ra kết luận nghịch biến hay đồng biến dựa vào định nghĩa.

Giải chi tiết:

\(\forall {x_1},{x_2} \in ( - 3; - 2)\) và \({x_1} < {x_2}\), ta có:

\({x_1} - {x_2} < 0;{x_1} + 1 <  - 2 + 1 < 0;\)

\({x_2} + 1 <  - 2 + 1 < 0 =  >\)

\( ({x_1} + 1)({x_2} + 1) > 0\). Vậy

\(f({x_1}) - f({x_2}) =  - \dfrac{1}{{{x_1} + 1}} + \dfrac{1}{{{x_2} + 1}}\)

\( = \dfrac{{{x_1} - {x_2}}}{{({x_1} + 1)({x_2} + 1)}} < 0 \)

\(\Leftrightarrow f({x_1}) < f({x_2})\)

Do đó hàm số đồng biến trên khoảng \(( - 3; - 2)\).

\(\forall {x_1},{x_2} \in (2;3)\) và \({x_1} < {x_2}\), tương tự ta cũng có \(f({x_1}) < f({x_2})\).

Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (2;3).

Bài giải tiếp theo
Bài 2.6 trang 31 SBT đại số 10
Bài 2.7 trang 31 SBT đại số 10
Bài 2.8 trang 31 SBT đại số 10
Bài 2.9 trang 31 SBT đại số 10

Video liên quan



Từ khóa