Bài 1 trang 5 SBT toán 9 tập 2

Giải bài 1 trang 5 sách bài tập toán 9. Cho các cặp số và các phương trình sau. Hãy dùng mũi tên (như trong hình vẽ) chỉ rõ mỗi cặp số là nghiệm của những phương trình nào ...


Đề bài

Cho các cặp số và các phương trình sau. Hãy dùng mũi tên (như trong hình vẽ) chỉ rõ mỗi cặp số là nghiệm của những phương trình nào:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

- Một nghiệm của phương trình \(ax + by = c \)  (\(a \ne 0 \) hoặc \(b \ne 0 \)) là một cặp số \(({x_0};{y_0})\) sao cho \(a{x_0} + b{y_0} = c.\) 

Lời giải chi tiết

\(1.\) Xét cặp số \((2;-5)\)

- Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.2+2.(-5)=-4\)

\(\Leftrightarrow -4=-4\) (luôn đúng)

Do đó cặp số \((2;-5)\) là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\).

- Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(2-5.(-5)=1\)

\(\Leftrightarrow 27=1\) (vô lí)

Do đó cặp số \((2;-5)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\).

- Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.2+3.(-5)=-6\)

\(\Leftrightarrow -15=-6\) (vô lí)

Do đó cặp số \((2;-5)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\).

- Thay \(x=2;y=-5\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.2+0.(-5)=21\)\(\Leftrightarrow 14=21\) (vô lí)

Do đó cặp số \((2;-5)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\).

\(2.\) Xét cặp số \((1;0)\)

- Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.1+2.0=-4\)

\(\Leftrightarrow 3=-4\) (vô lí)

Do đó cặp số \((1;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\).

- Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(1-5.0=1\)

\(\Leftrightarrow 1=1\) (luôn đúng)

Do đó cặp số \((1;0)\) là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\).

- Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.1+3.0=-6\)

\(\Leftrightarrow 0=-6\) (vô lí)

Do đó cặp số \((1;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\).

- Thay \(x=1;y=0\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.1+0.0=21\)

\(\Leftrightarrow 7=21\) (vô lí)

Do đó cặp số \((1;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\).

\(3.\) Xét cặp số \((3;-2)\)

- Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.3+2.(-2)=-4\) \(\Leftrightarrow 5=-4\) (vô lí)

Do đó cặp số \((3;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\).

- Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(3-5.(-2)=1\)

\(\Leftrightarrow 13=1\) (vô lí)

Do đó cặp số \((3;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\).

- Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.3+3.(-2)=-6\)

\(\Leftrightarrow -6=-6\) (luôn đúng)

Do đó cặp số \((3;-2)\) là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\).

- Thay \(x=3;y=-2\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.3+0.(-2)=21\)

\(\Leftrightarrow 21=21\) (luôn đúng)

Do đó cặp số \((3;-2)\) là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\).

\(4.\) Xét cặp số \((6;1)\)

- Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.6+2.1=-4\)

\(\Leftrightarrow 20=-4\) (vô lí)

Do đó cặp số \((6;1)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\).

- Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(6-5.1=1\)

\(\Leftrightarrow 1=1\) (luôn đúng)

Do đó cặp số \((6;1)\) là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\).

- Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.6+3.1=-6\)

\(\Leftrightarrow 3=-6\) (vô lí)

Do đó cặp số \((6;1)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\).

- Thay \(x=6;y=1\) vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.6+0.1=21\)

\(\Leftrightarrow 42=21\) (vô lí)

Do đó cặp số \((6;1)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\).

\(5.\) Xét cặp số \((0;-2)\)

- Thay \(x=0;y=-2\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.0+2.(-2)=-4\)

\(\Leftrightarrow -4=-4\) (luôn đúng)

Do đó cặp số \((0;-2)\) là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\).

- Thay  \(x=0;y=-2\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(0-5.(-2)=1\)

\(\Leftrightarrow 10=1\) (vô lí)

Do đó cặp số \((0;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\).

- Thay \(x=0;y=-2\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.0+3.(-2)=-6\)

\(\Leftrightarrow -6=-6\) (luôn đúng)

Do đó cặp số \((0;-2)\) là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\).

- Thay \(x=0;y=-2\)  vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.0+0.(-2)=21\)

\(\Leftrightarrow 0=21\) (vô lí)

Do đó cặp số \((0;-2)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\).

\(6.\) Xét cặp số \((0;0)\)

- Thay \(x=0;y=0\) vào phương trình \(3x+2y=-4\) ta được: \(3.0+2.0=-4\)

\(\Leftrightarrow 0=-4\) (vô lí)

Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(3x+2y=-4\).

- Thay  \(x=0;y=0\) vào phương trình \(x-5y=1\) ta được: \(0-5.0=1\)

\(\Leftrightarrow 0=1\) (vô lí)

Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(x-5y=1\).

- Thay \(x=0;y=0\) vào phương trình \(0x+3y=-6\) ta được: \(0.0+3.0=-6\)

\(\Leftrightarrow 0=-6\) (vô lí)

Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(0x+3y=-6\).

- Thay \(x=0;y=0\)  vào phương trình \(7x+0y=21\) ta được: \(7.0+0.0=21\)

\(\Leftrightarrow 0=21\) (vô lí)

Do đó cặp số \((0;0)\) không phải là nghiệm của phương trình \(7x+0y=21\).

 

Bài giải tiếp theo
Bài 2 trang 5 SBT toán 9 tập 2
Bài 3 trang 5 SBT toán 9 tập 2
Bài 4 trang 6 SBT toán 9 tập 2
Bài 5 trang 6 SBT toán 9 tập 2
Bài 6 trang 6 SBT toán 9 tập 2
Bài 7 trang 6 SBT toán 9 tập 2
Bài 1.1, 1.2 phần bài tập bổ sung trang 6 SBT toán 9 tập 2

Video liên quan