Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây Nguyên

Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận.


II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Thuận lợi

+ Địa hình và đất: Cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng với đất badan màu mỡ thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Bảng 28.1. Một số tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ở Tây Nguyên

Tài nguyên thiên nhiên

Đặc điểm nổi bật

Đất, rừng

Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông chè, dâu tằm.

Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước).

Khí hậu, nước

Trên nên nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu cao nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp. Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thủy điện cả nước).

Khoáng sản

Bô xít có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn.

+ Khí hậu:

Mang tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm giúp phát triển các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu,...

Trên các cao nguyên mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên đẹp của thành phố Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ,... giúp phát triển du lịch sinh thái.

+ Sông ngòi: Là khu vực thượng nguồn của nhiều hệ thống sông nên có tiềm năng thủy điện lớn (21% trữ năng thủy điện cả nước).

+ Rừng: gần 3 triệu ha giúp phát triển lâm nghiệp.

+ Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn (3 tỉ tấn) giúp phát triển công nghiệp.

- Khó khăn:

+ Mùa khô ở kéo dài, dẫn tới nguy cơ thiếu nước và cháy rừng nghiêm trọng.

+ Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã.

- Việc bảo vệ môi trường tự nhiên, đồng thời khai thác hợp lí tài nguyên có ý nghĩa quan trọng.


Bài học bổ sung


Bài học liên quan