Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Toán 10
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Toán học 10
Đề bài
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2,5 điểm):
Câu 1: Tập nghiệm của bất phương trình :\( - 2{x^2} + 5x + 7 \le 0\) là :
A.\(S = \left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left[ {\dfrac{7}{2}; + \infty } \right)\)
B.\(\left( { - 1;\dfrac{7}{2}} \right)\)
C. \(\left[ { - 1;\dfrac{7}{2}} \right]\)
D. \(S = \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {\dfrac{7}{2}; + \infty } \right)\)
Câu 2: Tập nghiệm của bất phương trình:\(\left| {{x^2} - 3x + 4} \right| - 3x \ge {x^2}\)
A.\(S = \emptyset \)
B.\(S = \left( { - \infty ;\dfrac{2}{3}} \right]\)
C. \(S = \left[ {\dfrac{2}{3}; + \infty } \right)\)
D.\(S = \left( { - \infty ;\dfrac{2}{3}} \right)\)
Câu 3: Với giá trị nào của \(m\) thìphương trình:\(({m^2} - 4){x^2} + 5x + m = 0\) có 2 nghiệm trái dấu?
A.\(m \in \left( { - 2;2} \right)\)
B. \(m \in \left( { - \infty ; - 2} \right] \cup \left[ {0;2} \right]\)
C. \(m \in \left( { - \infty ; - 2} \right) \cup \left( {0;2} \right)\)
D. \(m \in \left( { - 2;0} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right)\)
Câu 4: Cho \(\cos \alpha = \dfrac{4}{5}\) với \( - \dfrac{\pi }{2} < \alpha < 0\). Tính \(\sin 2\alpha \)
A.\(\sin 2\alpha = \pm \dfrac{3}{5}\)
B. \(\sin 2\alpha = - \dfrac{7}{{25}}\)
C.\(\sin \alpha = \dfrac{{24}}{{25}}\)
D. \(\sin 2\alpha = \dfrac{{ - 24}}{{25}}\)
Câu 5: Rút gọn biểu thức \(A = \dfrac{{\sin \left( {a + b} \right) - \sin b.\cos a}}{{\sin a.\sin b - \cos \left( {a - b} \right)}}\) ta được:
A.\(A = - \tan a\)
B. \(A = \tan a\)
C. \(A = - \tan b\)
D. \(A = \tan b\)
Câu 6: Tính giá trị biểu thức \(I = {\sin ^2}x + \cos \left( {\dfrac{\pi }{3} + x} \right).\cos \left( {\dfrac{\pi }{3} - x} \right)\) ta được :
A. \(I = - \dfrac{1}{4}\) B. \(I = \dfrac{1}{4}\)
C.\(I = \dfrac{3}{4}\) D.\(I = \dfrac{1}{2}\)
Câu 7: Cho tam giác ABC có AB = 6; AC = 8, góc A = 1200 .Khi đó độ dài cạnh BC bằng :
A.\(BC = 37\) B. \(BC = \sqrt {37} \)
C. \(BC = 2\sqrt {37} \) D. \(BC = 148\)
Câu 8: Cho tam giác ABC có \(AB = 7,BC = 24,AC = 23\) .DiỆn tích tam giác ABC là :
A.\(S = 16\sqrt 5 \) B. \(S = 36\)
C. \(S = 6\sqrt 5 \) D.\(S = 36\sqrt 5 \)
Câu 9: Tâm và bán kính đường tròn \(\left( C \right):{x^2} + {y^2} - 4x + 6y - 3 = 0\) là:
A. \(I\left( {2; - 3} \right),R = 4\)
B. \(I\left( { - 2;3} \right),R = 4\)
C. \(I\left( {2; - 3} \right),R = \sqrt {10} \)
D. \(I\left( { - 2;3} \right),R = \sqrt {10} \)
Câu 10: Tiếp tuyến với đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 25\) biết tiếp tuyến song song với đường thẳng \(d:5x - 12y + 67 = 0\) là:
A.\(5x - 12y + 67 = 0\)
B.\(5x - 12y - 63 = 0\)
C. \(5x - 12y - 67 = 0\)
D.\(5x - 12y + 63 = 0\)
B PHẦN TỰ LUẬN ( 7,5 điểm):
Câu 1 : (2,5 đ)
a) ( 1,0 đ) Giải bất phương trình :\(\dfrac{{ - {x^2} - x + 2}}{{ - {x^2} + 2x}} \le 0\) .
b) ( 1,0 đ) Giải bất phương trình:\(\sqrt {5x + 4} < 5x - 2\)
c) ( 0,5 đ) Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x{\left( {2 - 3x} \right)^2},0 < x < \dfrac{2}{3}\)
Câu 2: (1,0 đ)
Cho đa thức \(f(x) = (3 - m){x^2} - 2(m + 3)x \)\(\,+ m + 2\) .Tìm m để bất phương trình \(f(x) \le 0\) vô nghiệm.
Câu 3 : (1,0 đ)
Theo dõi thời gian đi từ nhà đến trường của bạn A trong 35 ngày, ta có bảng số liệu sau: (đơn vị phút)
Tính tần suất, số trung bình và tìm phương sai của mẫu (chính xác đến hàng phần trăm).
Câu 4 : (0,5 đ)
Chứng minh đẳng thức lượng giác: \(\dfrac{{2{{\sin }^2}\dfrac{x}{2} + \sin 2x - 1}}{{2\sin x - 1}} + \sin x\)\(\, = \sqrt 2 \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{4}} \right)\)
Câu 5 : (2,5 đ)
Trong mp Oxy ,cho 3 điểm \(A\left( {1;1} \right),{\kern 1pt} B\left( {3;2} \right),{\kern 1pt} C\left( { - 1;6} \right)\)
a) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng BC.
b) Viết phương trình đường tròn tâm A và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :3x + 4y - 17 = 0\) .
c) Viết phương trình đường thẳng d qua A và cách đều hai điểm B và C. (1,0 đ)
Lời giải chi tiết
A. Trắc nghiệm:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
C |
D |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
D |
A |
B |
B. Tự luận:
Câu 1:
a)Giải bất phương trình :\(\dfrac{{ - {x^2} - x + 2}}{{ - {x^2} + 2x}} \le 0\)
\(\begin{array}{l} - {x^2} - x + 2 = 0 \Leftrightarrow x = 1;x = - 2\\ - {x^2} + 2x = 0 \Leftrightarrow x = 0;x = 2\end{array}\)
* Lập bảng xét dấu đúng :
* Bpt\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 2 \le x < 0\\1 \le x < 2\end{array} \right.\)
* Vậy tập nghiệm của Bpt là S = \(\left[ { - 2;0} \right) \cup \left[ {1;2} \right)\)
b) Giải bất phương trình:\(\sqrt {5x + 4} < 5x - 2\)
\(\sqrt {5x + 4} < 5x - 2\) (1)
(1) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}5x + 4 \ge 0\\5x - 2 > 0\\5x + 4 < {(5x - 2)^2}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - \dfrac{4}{5}\\x > \dfrac{2}{5}\\ - 25{x^2} + 25x < 0\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - \dfrac{4}{5}\\x > \dfrac{2}{5}\\\left[ \begin{array}{l}x < 0\\x > 1\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow x > 1\)
c/ Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x{\left( {2 - 3x} \right)^2},0 < x < \dfrac{2}{3}\)
\(y = \dfrac{1}{6}.6x.\left( {2 - 3x} \right)\left( {2 - 3x} \right)\)
Áp dụng bất đẳng thức cô si cho 3 số không âm \(6x,\left( {2 - 3x} \right),\left( {2 - 3x} \right)\) ta được :
\(\begin{array}{l}6x + \left( {2 - 3x} \right) + \left( {2 - 3x} \right) \ge 3\sqrt[{^3}]{{6x.\left( {2 - 3x} \right).\left( {2 - 3x} \right)}}\\ \Leftrightarrow 6x.\left( {2 - 3x} \right).\left( {2 - 3x} \right) \le {\left( {\dfrac{4}{3}} \right)^3}\\ \Leftrightarrow y \le \dfrac{{32}}{{81}},\forall x \in \left( {0;\dfrac{2}{3}} \right)\end{array}\)
GTLN của hàm số \(\dfrac{{32}}{{81}}\) đạt được khi \(6x = \left( {2 - 3x} \right) \Leftrightarrow x = \dfrac{2}{9}\)
Câu 2 Cho đa thức \(f(x) = (3 - m){x^2} - 2(m + 3)x + m + 2\) .Tìm m để bất phương
trình \(f(x) \le 0\) vô nghiệm.
\(f(x) \le 0\) vô nghiệm\( \Leftrightarrow f(x) > 0,\forall x \)
\(\Leftrightarrow (3 - m){x^2} - 2(m + 3)x + m + 2 > 0,\forall x\quad \left( 1 \right)\)
* \(m =3\) thì \(\left( 1 \right) \Leftrightarrow - 12x + 5 > 0,\forall x \Leftrightarrow x < \dfrac{5}{{12}},\forall x\quad \) ( vô lý)
=> m = 3 loại
* m \( \ne 3\) thì :
\(\left( 1 \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3 - m > 0\\{\Delta ^,} = 2{m^2} + 5m + 3 < 0\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m < 3\\ - \dfrac{3}{2} < m < - 1\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow - \dfrac{3}{2} < m < - 1\)
Vậy \(m \in \left( { - \dfrac{3}{2}; - 1} \right)\) là giá trị cần tìm.
Câu 3 : (1,0 đ)
GTĐD (xi) |
Lớp |
Tần số (ni) |
Tần suất % (fi) |
20 |
[19; 21) |
5 |
14,29 |
22 |
[21; 23) |
9 |
25,71 |
24 |
[23; 25) |
10 |
28,57 |
26 |
[25; 27) |
7 |
20,00 |
28 |
[27; 29] |
4 |
11,43 |
|
|
N = 35 |
100% |
\(\overline X = \dfrac{{5 \times 20 + 9 \times 22 + 10 \times 24 + 7 \times 26 + 4 \times 28}}{{35}}\)\(\, = \dfrac{{832}}{{35}} \approx 23,77\)(phút)
Phương sai: \(S_x^2 = \dfrac{1}{{35}}\sum\limits_{i = 1}^5 {{n_i}({x_i} - \overline x } {)^2} \approx 5,89\)
Câu 4 : Chứng minh đẳng thức lượng giác: \(\dfrac{{2{{\sin }^2}\dfrac{x}{2} + \sin 2x - 1}}{{2\sin x - 1}} + \sin x = \sqrt 2 \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{4}} \right)\)
\(\begin{array}{l}VT = \dfrac{{2{{\sin }^2}\dfrac{x}{2} + \sin 2x - 1}}{{2\sin x - 1}} + \sin x\\ = \dfrac{{2\sin x.\cos x - \cos x}}{{2\sin x - 1}} + \sin x\\ = \dfrac{{\left( {2\sin x - 1} \right)\cos x}}{{2\sin x - 1}} + \sin x = \cos x + \sin x\\ = \sqrt 2 \left( {\sin x\cos \dfrac{\pi }{4} + \cos x\sin \dfrac{\pi }{4}} \right)\\ = \sqrt 2 \sin \left( {x + \dfrac{\pi }{4}} \right) = VP\end{array}\)
Câu 5 : (2,5 đ) Trong mp Oxy ,cho 3 điểm \(A\left( {1;1} \right),{\kern 1pt} B\left( {3;2} \right),{\kern 1pt} C\left( { - 1;6} \right)\)
a) Viết phương trình tổng quát của đường thẳng BC.
\(\overrightarrow {BC} = \left( { - 4;4} \right)\) là vectơ chỉ phương của BC \( \Rightarrow \overrightarrow n = \left( {4;4} \right)\) là VTPT
Phương trình đường thẳng BC: \( \Rightarrow 4\left( {x - 3} \right) + 4\left( {y - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow x + y - 5 = 0\)
b) Viết phương trình đường tròn tâm A và tiếp xúc với đường thẳng \(\Delta :3x + 4y - 17 = 0\) .
Bán kính đường tròn:\(R = d\left( {I,\Delta } \right) = \dfrac{{\left| {3{x_A} + 4{y_A} - 17} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {4^2}} }} = 2\)
Phương trình đường tròn :\({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 4\)
c) Viết phương trình đường thẳng d qua A và cách đều hai điểm B và C.
Phương trình đương thẳng d qua A(1;1) có VTPT \(\overrightarrow n = \left( {a;b} \right)\quad \left( {{a^2} + {b^2} \ne 0} \right)\)
\(a\left( {x - 1} \right) + b\left( {y - 1} \right) = 0\)
ycbt \( \Leftrightarrow d\left( {B,d} \right) = d\left( {C,d} \right)\)
\(\Leftrightarrow \dfrac{{\left| {2a + b} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = \dfrac{{\left| { - 2a + 5b} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} \)
\(\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}a = b\\b = 0\end{array} \right.\)
+) TH1: \(a = b \Rightarrow d:x - y - 2 = 0\)
+) TH2: \(b = 0 \Rightarrow d:x - 1 = 0\)
KL: Vậy có hai đường thẳng thỏa mãn yêu cầu bài toán
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Toán 10 timdapan.com"