Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 8

Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 8 – Đề số 8 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào của bài cáo?

A. Phần một             B. Phần hai

C. Phần ba               D. Phần bốn

2. Trong các văn bản sau đây, văn bản nào được xếp vào loại văn nghị luận?

A. Bình Ngô đại cáo

B. Lão Hạc

C. Tôi  đi học

D. Tức nước vỡ bờ

3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng?

A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

B. Bài toán dân số

C. Đi bộ ngao du

D. Ôn dịch, thuốc lá

4. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện điều gì?

A. Khát vọng tự do mãnh liệt

B. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son

C. Tình yêu nước nồng nàn

D. Khát vọng làm chủ thế giới

5. Kiểu hành động nói nào đã sử dụng trong câu: Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)?

A. Hành động hứa hẹn

B. Hành động bộc lộ cảm xúc

C. Hành động trình bày

D. Hành động hỏi

6. Các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải... thuộc từ loại gì?

A. Phó từ                         B. Quan hệ từ

C. Tình thái từ                 D. Đại từ

7. Theo em, lượt lời là gì?

A. Là lời nói của chủ thể nói năng trong các cuộc hội thoại

B. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại

C. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại đối thoại với nhau

D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau

8. Câu: Xin đảm bảo mình sẽ đến chỗ cậu đúng hẹn, thể hiện mục đích nói gì?

A. Hứa hẹn                   B. Cảm ơn

C. Xin lỗi                       D. Cam đoan

9. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt?

A. Hà Nội là Thủ đồ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Cô ấy mặc chiếc áo dài vàng màu hoàng yến.

C. Sầu riêng là loại trái quỷ của miền Nam.

D. Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.

10.  Bộ phận nào được thay đổi trật tự trong câu: Những kỉ niệm ấy chị còn nhớ rất rõ?

A. Chủ ngữ                 B. Định ngữ

C. Bổ ngữ                   D. Vị ngữ

11.  Theo em chức năng chính của câu nghi vấn là gì?

A. Dùng để yêu cầu

B. Dùng để hỏi

C. Dùng để kể lại sự việc

D. Dùng để bộc lộ cảm xúc

12.  Theo em, để cán bộ, GV và HS trong trường nắm được kế hoạch kiểm tra học kì II, Ban Giám hiệu cần viết và chuyển đến toàn trường văn bản gì?

A. Tường trình            B. Báo cáo

C. Đề nghị                   D. Thông báo

II. T LUẬN (7,0 điểm)

Bằng những hiểu biết về bài thơ Quê hương, em hãy làm sáng tỏ nhận định: Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thắm.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

B

A

C

A

B

A

7

8

9

10

11

12

D

D

B

C

B

D

II.T LUẬN

Mở bài: Giới thiệu và khẳng định bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong sáng, đằm thắm, sự gắn bó máu thịt của tác giả đối với quê hương. 

Thân bài: Làm sáng tỏ qua các khía cạnh:

- Tình cảm ấy được biểu hiện qua nỗi nhớ thiết tha, sâu sắc.

- Cách cảm nhận và miêu tả về làng quê.

- Cảm nhận được linh hồn của cảnh vật và con người quê hương.

- Tình cảm ấy càng có sức truyền cảm sâu sắc thông qua những nét nghệ thuật đặc sắc: hình ảnh đẹp, ngôn từ trong sáng, sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt một số biện pháp tu từ, giọng thơ đằm thắm ngân vang,...

Kết bài: Cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về tình cảm của tác giả.

 

Bài giải tiếp theo