Đề số 13 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 8

Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 8 – Đề số 13 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm)

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp

C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ

D. Từ năm 1975 đến nay

2. Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?

A. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng

D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc

3. Bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu) được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

B. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ

C. Khi tác giả đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

D. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

4. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hổ trong bài thơ Ngắm trăng?

A. Xao xuyến, bối rối

B. Mừng rỡ, niềm nở

C. Buồn bã, chán nản

D. Bất bình, giận giữ

5. Ý nào nói đúng nhất chức năng của thể hịch?

A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua

B. Dùng để công bố kết quả một sự nghiệp

C. Dùng để trình bày với nhà vua một sự việc, ý kiến hoặc đề nghị

D. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài

6. Khi được các chú thợ phụ gọi mình là đức ông, vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng như thế là phải chăng?

A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó

B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ

C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót

D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối

7. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu...

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

A. So sánh                 B. Hoán dụ

C. Nhân hoá               D. Ẩn dụ

8. Trường hợp nào không chứa câu nghi vấn?

A. Gặp một đám trẻ chăn trâu đang chơi trên bờ đầm, anh ghé lại hỏi: “Vịt của ai đó?”  (Truyện cười Làm theo lời vợ dặn)

B. Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại? (Hồ Biểu Chánh, Cha con nghĩa nặng)

C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều (Huy Cận, Tràng giang)

D. Anh Chí đi đâu đấy? (Nam Cao, Chí Phèo)

9. Câu nghi vấn “Sao không vào nhà tôi chơi?” được dùng để làm gì?

A. Hỏi                      B. Cầu khiến

C. Phủ định              D. Đe doạ

10.  Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc?

A. Anh cúi đầu thong thả chào.

B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép.

C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.

D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.

II. T LUẬN (7,5 điểm)

Câu 1. Trình bày đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. (1,0 điểm)

Câu 2. Câu văn sau mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Em hãy chữa lại. (1,0 điểm)

Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ?

Câu 3. Câu nói của M. Go-rơ-ki: Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống, gợi cho em những suy nghĩ gì? (5,5 điểm)

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

A

B

B

A

D

6

7

8

9

10

B

C

C

B

B

II. T LUẬN

Câu 1. 

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,...đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Câu 2. Câu văn mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Có thể chữa lại như sau:

 Em muốn trở thành một kiến trúc sư hay một bác sĩ?

Câu 3.

Mở bài:

- Khái quát vai trò của sách.

- Trích được câu nói của M. Go-rơ-ki.

Thân bài:

- Giải thích câu nói của M. Go-rơ-ki

- Vai trò, tác dụng của sách.

- Cách chọn và đọc sách.

- Thái độ của bản thân đối với sách.

Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn trong câu nói của M. Go-rơ-ki và tác dụng, sự gắn bó của sách đối với con người.