Đề số 14 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 8

Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 8 – Đề số 14 có đáp án và lời giải chi tiết


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cảch khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tưởng đối lập nhau trong Nhớ rừng (Thế Lữ)?

A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ

B. Để gây ấn tượng đối với người đọc

C. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ

D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ

2. Dòng nào nói đúng nhất tình cảm của tác giả gửi gắm trong hai câu thơ cuối bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên)?

A. Cảm thương và ngậm ngùi trước cảnh cũ người xưa

B. Lo lắng trước sự phai tàn của các nét văn hoá truyền thống

C. Ân hận vì đã thờ ơ trước tình cảnh đáng thương của ông đồ

D. Buồn bã vì không được gặp lại ông đồ

3. Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ chông chênh trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh?

A. Không vững chãi vì không có chỗ dựa vững chắc

B. Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã

C. Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm

D. Ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống

4. Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng?

A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng

B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường

C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan

D. Một con người giàu lòng yêu thương

5. Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường (Hồ Chí Minh)?

A. Để vững vàng trong cuộc sống, con người cần phải tôi rèn bản lĩnh

B. Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công

C. Để thành công trong cuộc sống, con người phải biết chớp lấy thời cơ

D. Càng lên cao thì càng gặp nhiều khó khăn gian khổ

6. Tác phẩm nào không được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú?

A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

B. Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

C. Muốn làm thằng Cuội - Tản Đà

D. Ngắm trăng - Hồ Chí Minh

7. Ý nào nói đúng nhất giọng điệu chủ đạo của câu: Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành nhữtĩg đứa “con yêu ”, những người “bạn hiền ” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)!

A. Giọng lạnh lùng, cay độc

B. Giọng đay nghiên, cay nghiệt

C. Giọng mỉa mai, châm biếm

D. Giọng thân tình, suồng sã

8. Thái độ của ông Giuốc-đanh trong lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e) trước việc đến mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào?

A. Không hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để được làm sang

B. Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang

C. Không muốn mất tiền vì những việc đó

D. Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho các chú thợ phụ

9. Hai câu thơ sau sử dụng biên pháp tu từ gì?

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vuợt trường giang.

(Tế Hanh, Quê hương)

A. Hoán dụ              B. Ẩn dụ

C. Điệp từ               D. So sánh

10. Câu nghi vấn sau được dùng để làm gì?

   Những người muôn năm cũ

   Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

A. Cầu khiến

B. Đe doạ

C. Hỏi

D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc

II.TỰ LUẬN (7,5 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Trình bày đặc điểm hình thức và chức nãng của câu cảm thán.

Câu 2. (1,0 điểm)

Câu văn sau mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Em hãy chữa lại. 

Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.

Câu 3. (5,5 điểm)

Bài thơ Tức cảnh Pác Bó cho ta thấy rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.

Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

B

A

A

A

B

6

7

8

9

10

D

C

B

D

D

II. TLUẬN

Câu 1.

Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán:

- Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu 2. Câu văn mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.

Chữa lại:

Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực thương yêu chồng con.

Câu 3.

Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung bài thơ.

- Dẫn nhận định đã cho.

Thân bài:

- Cuộc sống cách mạng ở Pác Bó là vô cùng khó khăn, gian khổ: điều kiện sinh hoạt, làm việc...

- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác: giọng điệu vui đùa, chữ sang ở câu kết... 

- Suy nghĩ của bản thân về Bác.

Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định và nhấn mạnh tinh thần, phong thái ung dung, tự tại của Bác trong những tháng ngày ở Pác Bó.