Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán lớp 5
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Toán lớp 5
Đề bài
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống bên cạnh hỗn số thích hợp với hình vẽ:
a) \(1\dfrac{1}{2}\) ☐ b) \(1\dfrac{2}{4}\) ☐ c) \(1\dfrac{3}{4}\) ☐
Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Chuyển hỗn số thành phân số:
A. \(3\dfrac{1}{2} = \dfrac{{3 + 1 + 2}}{2} = \dfrac{6}{2}\)
B. \(3\dfrac{1}{2} = \dfrac{{3 \times 2 + 1}}{2} = \dfrac{7}{2}\)
C. \(3\dfrac{1}{2} = \dfrac{{3 \times 1 + 2}}{2} = \dfrac{5}{2}\)
D. \(3\dfrac{1}{2} = \dfrac{{3 + 2 \times 1}}{2} = \dfrac{5}{2}\)
Câu 3. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a) \(3\dfrac{2}{5} = \dfrac{6}{5}\) ☐
\(3\dfrac{2}{5} = \dfrac{{15}}{5}\) ☐
\(3\dfrac{2}{5} = \dfrac{{17}}{5}\) ☐
b) \(5\dfrac{3}{8} = \dfrac{{15}}{8}\) ☐
\(5\dfrac{3}{8} = \dfrac{{43}}{8}\) ☐
\(5\frac{3}{8} = \frac{{40}}{8}\) ☐
Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Viết thành hỗn số:
a) \(3m\,7dm = 3\dfrac{7}{{10}}dm\) ☐
b) \(3m\,7dm = 3\dfrac{7}{{10}}m\) ☐
c) \(15m\,14cm = 15\dfrac{{14}}{{10}}m\) ☐
d) \(15m\,14cm = 15\dfrac{{14}}{{100}}m\) ☐
e) \(2km\,15m = 2\dfrac{{15}}{{1000}}km\) ☐
g) \(2km\,15m = 2\dfrac{{15}}{{100}}km\) ☐
Câu 5. Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số:
a) \(2\dfrac{3}{7} = ...\) b) \(7\dfrac{1}{3} = ...\)
c) \(15\dfrac{{11}}{{14}} = ...\) d) \(9\dfrac{3}{{125}} = ...\)
Câu 6. Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
a)\(4\dfrac{2}{5} + 3\dfrac{1}{{10}} = ...\)
b) \(7\dfrac{3}{8} - 5\dfrac{1}{4} = ...\)
c) \(3\dfrac{2}{9} \times 4\dfrac{3}{5} =...\)
d) \(5\dfrac{2}{3}:4\dfrac{1}{2} = ...\)
Câu 7. Tìm \(x\):
\(x \times 2 + x \times \dfrac{1}{5} = 1\dfrac{3}{5}\)
Câu 8. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài \(15\dfrac{1}{2}\)m, chiều rộng \(8\dfrac{1}{3}m\). Tính chu vi và diện tích của mảnh đất đó.
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
Quan sát hình vẽ để tìm hỗn số thích hợp với hình vẽ đã cho.
Cách giải:
Hình vẽ ta cho đã gạch chéo \(1\) hình vuông và \(\dfrac{3}{4}\) hình vuông.
Do đó, hỗn số thích hợp với hình vẽ đã cho là \(1\dfrac{3}{4}\).
Ta có đáp án như sau:
a) S; b) S; c) Đ.
Câu 2.
Phương pháp:
Có thể viết hỗn số thành một phân số có:
- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
Cách giải:
\(3\dfrac{1}{2} = \dfrac{{3 \times 2 + 1}}{2} = \dfrac{7}{2}\)
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp:
Có thể viết hỗn số thành một phân số có:
- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
Cách giải:
a) \(3\dfrac{2}{5} = \dfrac{{3 \times 5 + 2}}{2}=\dfrac{{17}}{5}\)
Ta có đáp án lần lượt như sau: S; S; Đ.
b) \(5\dfrac{3}{8} = \dfrac{{5 \times 8 + 3}}{8}=\dfrac{{43}}{8}\)
Ta có đáp án lần lượt như sau: S; Đ; S.
Câu 4.
Phương pháp:
Dựa vào cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài:
\(1km=1000m\), hay \(1m=\dfrac{{1}}{{1000}}km\) ;
\(1m=10dm\), hay \(1dm=\dfrac{{1}}{{10}}m\) ;
\(1m=100cm\), hay \(1cm=\dfrac{{1}}{{100}}m\) ;
Cách giải:
+) \(3m\;7dm = 3\dfrac{7}{{10}}m\) ;
+) \(15m\;14cm = 15\dfrac{{14}}{{100}}m\) ;
+) \(2km\;15m = 2\dfrac{{15}}{{1000}}km\).
Vậy ta có đáp án như sau:
a) S; b) Đ; c) S;
d) Đ; e) Đ; g) S.
Câu 5.
Phương pháp:
Có thể viết hỗn số thành một phân số có:
- Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
- Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
Cách giải:
a) \(2\dfrac{3}{7} = \dfrac{{2 \times 7+ 3}}{7}= \dfrac{{17}}{2}\);
b) \(7\dfrac{1}{3} =\dfrac{{7\times 3 + 1}}{3}=\dfrac{{22}}{3}\);
c) \(15\dfrac{{11}}{{14}} =\dfrac{{15 \times 14 + 11}}{14}=\dfrac{{221}}{{14}}\);
d) \(9\dfrac{3}{{125}} = \dfrac{{9 \times 125+ 3}}{125}=\dfrac{{1128}}{{125}}\).
Câu 6.
Phương pháp:
- Có thể viết hỗn số thành một phân số có:
+) Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
+) Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
- Thực hiện các phép tính với phân số nhưng thông thường.
Cách giải:
a) \(4\dfrac{2}{5} + 3\dfrac{1}{{10}} = \dfrac{{22}}{5} + \dfrac{{31}}{{10}} = \dfrac{{44}}{5} + \dfrac{{31}}{{10}}\)\(= \dfrac{{75}}{{10}} = \dfrac{{15}}{2}\)
b) \(7\dfrac{3}{8} - 5\dfrac{1}{4} = \dfrac{{59}}{8} - \dfrac{{21}}{4} = \dfrac{{59}}{8} - \dfrac{{42}}{8}\) \(= \dfrac{{17}}{8}\)
c) \(3\dfrac{2}{9} \times 4\dfrac{3}{5} = \dfrac{{29}}{9} \times \dfrac{{23}}{5} = \dfrac{{667}}{{45}}\)
d) \(5\dfrac{2}{3}:4\dfrac{1}{2} = \dfrac{{17}}{3}:\dfrac{9}{2} = \dfrac{{17}}{3}\times \dfrac{2}{9}= \dfrac{{34}}{{27}}\)
Câu 7.
Phương pháp:
- Áp dụng công thức: \(a \times b + a \times c = a \times (b+c)\).
- Áp dụng quy tắc: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Cách giải:
\(x \times 2 + x \times \dfrac{1}{5} = 1\dfrac{3}{5}\)
\(x \times \left( {2 + \dfrac{1}{5}} \right) = \dfrac{8}{5}\)
\(x \times \dfrac{{11}}{5} = \dfrac{8}{5}\)
\(x = \dfrac{8}{5}:\dfrac{{11}}{5}\)
\(x = \dfrac{8}{{11}}\)
Câu 8.
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
- Chu vi \(=\;(\)chiều dài \(+\) chiều rộng \() \;\times \,2)\).
- Diện tích \(=\) chiều dài \(\times \) chiều rộng.
Cách giải:
Đổi: \(15\dfrac{1}{2}m = \dfrac{{31}}{2}m\,\,; \quad 8\dfrac{1}{3}m = \dfrac{{25}}{3}m\)
Chu vi mảnh đất đó là:
\(\left( {\dfrac{{31}}{2} + \dfrac{{25}}{3}} \right) \times 2 = \dfrac{{143}}{3}\;(m)\)
Diện tích mảnh đất đó là:
\(\dfrac{{31}}{2} \times \dfrac{{25}}{3} = \dfrac{{775}}{6}\,({m^2})\)
Đáp số: Chu vi: \(\dfrac{{143}}{3}m;\)
Diện tích: \(\dfrac{{775}}{6}{m^2}.\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán lớp 5 timdapan.com"