Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7


Đề bài

I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn phương án tr li đúng nhất:

Câu 1. Động vật nguyên sinh nào sau đây có 2 nhân và 2 không bào co bóp trong cơ thể

       A  Trùng roi xanh

       B. Trùng biến hình

       C. Trùng giày

       D. Trùng lỗ

Câu 2.  ĐVNS nào sau đây được con người biết trước tiên trong thế giới động vật đơn bào ?

A. Trùng giày (trùng có)

B. Trùng roi xanh

C. Trùng biến hình

D. Trùng kiết lị

Câu 3. Sự lột xác chỉ có ở:

A. Châu chấu, mối

B. Nhện, bọ cạp

C. Tôm, nhện

D. Tôm, châu chấu

Câu 4. Loài nào có tập tính sống thành xã hội ?

A. Ve sầu, nhện

B. Tôm, nhện

C. Kiến, ong mật

D. Kiến, ve sầu

Câu 5. Trùng sốt rét nhiệt đới (ác tính) có chu kì sinh sản là:

A. 48 giờ

B. 24 giờ

C. 12 giờ       

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 6. Người mắc bệnh giun móc câu có biểu hiện như thế nào ?

A. Người xanh xao, vàng vọt

B. Kém ăn, mất ngủ

C. Đau nhức toàn thân

D. Chân to vận chuyên khó khăn

II. T LUẬN (7 điểm)

Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm?

Câu 2. Cơ thể nhện chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó.

Câu 3. Theo em cần phải có những biện pháp gì để phòng chống bệnh giun sán ?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

1

2

3

4

5

6

C

A

D

C

B

A

 

II. TỰ LUẬN (7điểm)

Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:

Trai, sò, ốc sên, ngao, ốc vặn, hến, mực... có môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng cơ thể đều có đặc điểm chung là:

- Thân mềm, không phân đốt

- Có vỏ đá vôi

- Có khoang áo

- Hệ tiêu hoá phân hoá

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.

- Riêng mực, bạch tuộc, thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

- Trừ một số thân mềm có hại, còn hầu hết chúng đều có lợi về nhiều mặt.

Câu 2.

* Cơ thể nhện chia 2 phần:

- Phần đầu - ngực: (có đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò)

- Phần bụng: (đôi khe thở, lỗ sinh dục, các núm tuyến tơ)

 * Các phần phụ của nhện và chức năng của chúng.

- Phần đầu - ngực:

+ Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ

+ Đôi chân xúc giác phủ đầy lông: cảm giác về khứu giác và xúc giác.

+ 4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới

- Phần bụng:

+ Phía trước là đôi khe thở: hô hấp

+ ở giữa là một lỗ sinh dục: sinh sản

+ Phía sau là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện.

Câu 3. * Biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người:

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Rửa rau quả sạch trước khi ăn; không ăn rau, quả chưa rửa kỹ; nên ngâm rau trong thuốc tím 5 phút hay rửa rau bằng nước muối.

- Rửa tay sạch sau khi làm đất, trồng cây; trẻ con không nên nghịch đất bẩn.

- Không nên tưới hoa màu, các loại rau, cây ăn quả bằng phân tươi chưa qua hoai mục.

- Nên tẩy giun từ 1 - 2 lần trong năm.