Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Cách sinh sản của trai sông ?

A. Thụ tinh ngoài, trứng thường đẻ trong khoang áo.

B. Trứng nở thành ấu trùng phát triển trong khoang áo

C. Ấu trùng bám trên da, vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới

D. Câu A và B đều đúng.

2.  Để phòng tránh giun móc câu ta phải:

A. Không đi chân không

C. Không ăn rau sống

B. Rửa tay trước khi ăn

D. Tiêu diệt ruồi nhặng trong nhà

3. Loài nào sau dây thuộc ngành thân mềm có tập tính đẻ trứng nhiều lần trong 1 năm. Chúng đào hốc và đẻ vào đỏ vài ba trăm trứng. Vào mùa đông, chúng tiết ra một lớp nhầy bịt kín miệng vỏ để ngủ đông ?

A. Ốc sên                B. Mực

C. Trai                     D. Bạch tuộc

4.  Tuyến độc của nhện nằm ở

A. Chân kìm             B. Chân đuôi

C. Bụng                   D. Miệng

 5. Những đại diện nào sau đây đều thuộc ngành thân mềm ?

 A. Bạch tuộc, sò, ốc sên, trai

C. Bạch tuộc, ốc vặn, giun đỏ

B. Mực, rươi, ốc sên

D. Ốc tù và, rươi, ốc anh vũ

Câu 2. Bổ sung vào chỗ trống các từ hoặc cụm từ: khoang cơ thể, da, chun dãn, đối xứng hai bên, phân hoả, ghép đôi, kín, chuỗi hạch, lưỡng tính, kén để hoàn chỉnh các câu sau:

    Cơ thể giun đất.... (1)....... phân đốt và có........ (2)........... chính

thức. Nhờ sự..... (3)......... cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di

chuyển được. Giun đất có cơ quan tiêu hoá...... (4)............ , hô hấp

qua........... (5).......... có hệ tuần hoàn......... (6) ............. và hệ thần

kinh kiểu............. (7)........... Giun đất.......... (8)...... , khi sinh sản

chúng ................ (9)......... Trứng thụ tinh phát triển

trong......... (10)......... thành giun non.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa.

Câu 2. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều ?

Câu 3. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1.

 

1

2

3

4

5

D

A

A

A

A

 

Câu 2.

(1). Đối xứng hai bên; (2). Khoang cơ thể; (3). Chun dãn; (4). Phân hoá; (5). Da;

(6). Kín; (7). Chuỗi hạch; (8). Lưỡng tính; (9). Ghép đôi; (10). Kén.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Vòng đời phát triển của giun đũa:

- Trứng giun lẫn vào phân người, có trong đất, bám trên gốc rau hay vỏ quả

- Gặp ẩm, thoáng, trứng phát triển thành ấu trùng.

-  Ấu trùng trong trứng theo thức ăn vào ruột người, nở ra thành sâu trùng, sâu trùng theo máu đi qua gan, tim, phổi. Tại phổi, sâu trùng lớn dần, ngược theo khí quản vào thực quản rồi trở về ruột non.

- Giun đũa trưởng thành về ruột non lần 2 thì bắt đầu kí sinh tại đây.

Câu 2. * Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:

- Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2 - 5cm, màu đỏ máu.

- Mắt, lông bơi tiêu giảm, không có hậu môn

- Giác bám phát triển, hầu khoẻ giúp hút chất dinh dưỡng

- Cơ quan tiêu hoá, sinh dục phát triển.

- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển giúp sán lá gan chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luôn lách trong môi trường kí sinh dễ dàng.

* Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

- Trâu, bò ăn cây cỏ ven bờ ao, ven bờ ruộng.... mà ít được cung cấp thức ăn tinh chế nên khả năng nhiễm bệnh rất cao.

Câu 3. - Đặc điểm chung của ngành chân khớp:

+ Có vỏ kitin che trở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ thể

+ Phần phụ phân đốt, có khớp động với nhau

+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.

- Vai trò:

+ Có lợi: Cung cấp thực phẩm cho người; là thức ăn của động vật khác; làm thuốc chữa bệnh; làm sạch môi trường.

+ Có hại: làm hại cho nông nghiệp; hại đồ gỗ, tàu thuyền; là động vật trung gian truyền bệnh.