Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1. Nối tên các đại diện của giun ở cột A tương ứng với lối sống của chúng ở cột B sao cho phù hợp rồi điền vào phần trả lời ở cột C:
_______________________________________________________________
Tên đại diện (A) Lối sống (B) |
Trả lời (C) |
|
1. Giun đất a. Cố định |
1........... |
|
2. Giun đỏ |
b. Bán kí sinh |
2………. |
3. Rươi |
c. Tự do. chui rúc |
3......... |
4. Đỉa |
d. Tự do và kí sinh |
4......... |
5. Giun kim |
e. Kí sinh |
5......... |
6. Sán lông |
f. Sống tự do. |
6......... |
1. Tập tính bắt mồi của nhện như thế nào ?
A. Rình mồi B. Đuổi bắt
C. Chăng tơ D. Săn tìm.
2. Để bảo vệ mùa màng tăng năng suất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào ?
A. Giai đoạn bướm
B. Giai đoạn nhộng
C. Giai đoạn sâu non
D. Cả A, B và C đều sai
3. Đặc điểm chung của sâu bọ là gì:
1. Vỏ cơ thể bằng kitin (là bộ xương ngoài)
2. Có năm giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác.
3. Biến thái theo các hình thức khác nhau
4. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh
5. Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
A. 2, 4, 5
B. 1, 2, 3
C. 2, 3, 5
D. 3, 4, 5.
4. Tôm có đặc điểm nào thích nghi với đời sống ở nước?
A. Tôm có những đôi chân bơi
B. Tôm có tấm lái
C. Thở bằng mang
D. Cả A, B và C đều đúng.
5. Tập tính ôm trứng của trai mẹ có ý nghĩa gì ?
A. Để cung cấp nhiệt cho trứng phát triển
B. Để bảo vệ trứng khỏi sinh vật khác ăn
C. Đó là hoạt động theo bản năng không có ý nghĩa gì đối với sự sinh trường và phát triển của trứng
D. Câu A và B đúng.
6. Thường gặp ốc sên ở đâu ?
1. Thường gặp ốc sên ở cạn, ẩm ướt, nơi nhiều cây cối rậm rạp
2. Có khi ốc sên phân bố ở độ cao tới trên 1000m so với mặt biển
3. Có thể sống ở nước
4. Khi bò tiết ra chất nhờn để lại dấu vết trên đường đi.
5. Sống chui rúc, đục ruồng các vỏ gỗ của tàu thuyền
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4.
C. 3, 4, 5. D. 1, 3, 5.
7. Nguyên nhân truyền bệnh sốt rét là do:
A. Muồi vằn
B. Muỗi Anôphen
C. Ruồi, nhặng
D. Vi khuẩn
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn ?
Câu 2. Cơ thể tôm chia làm mấy phần ? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó ?
Câu 3. Đặc điềm nào giúp phân biệt sâu bọ và chân khớp khác ? Theo em phương pháp nào chống sâu bọ mà ít gây hại cho môi trường ?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1.
1 - f, 2 - a, 3 - c, 4 - b, 5 - e, 6 - f.
Câu 2.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
A |
|
|
X |
|
|
X |
|
B |
|
|
|
|
|
|
X |
C |
X |
X |
|
|
|
|
|
D |
|
|
|
X |
X |
|
|
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Giun tròn:
Giun đũa, giun kim, giun móc câu….thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như:
- Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu
- Đa số có vỏ cuticun
- Có khoang cơ thể chưa chính thức
- Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
- Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.
Câu 2. * Cơ thể tôm gồm 2 phần: Phần đầu - ngực và phần bụng.
* Các phần phụ và chức năng của nó:
- Phần đầu - ngực:
+ Mắt kép, hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+ Các chân hàm: Giữ và xử lí mồi
+ Các chân ngực: Bắt mồi và bò.
- Phần bụng:
+ Các chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
+ Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy
Câu 3.
* Đặc điểm giúp phân biệt sâu bọ và chân khớp khác:
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng.
- Đầu có 1 đôi râu
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Có vỏ bọc cứng bằng kitin
* Phương pháp chống sâu bọ ít gây hại cho môi trường:
- Ta dùng kẻ thù tự nhiên của sâu bọ có hại (loài thiên địch) để hạn chế sự sinh trưởng phát triển và sinh sản của sâu có hại như: cá đuôi cờ (ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ), bọ ngựa (ăn côn trùng), bọ rùa (ăn rệp cây), chuồn chuồn (ăn ruồi, muồi), cóc (ăn sâu bọ về ban đêm...), thằn lằn (ăn sâu bọ về ban ngày)...
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 15 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7 timdapan.com"