Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Các tập tính ở ốc sên và mực có được là nhờ:
A. Vỏ đá vôi che chở
C. Hệ thần kinh phát triển
B. Hộ tiêu hoá phát triển
D. Hệ tuần hoàn phát triển
Câu 2. Châu chấu hô hấp nhờ:
A. mang
B. ống khí
C. da
D. phổi
Câu 3. Các động vật nào dưới đây thuộc lớp Giáp xác ?
A. Tôm, mọt ẩm, cua đồng đực.
C. Tôm, mực, mọt ẩm
B. Tôm, ốc sên, bọ cạp.
D. Ốc sên, mực, trai.
Câu 4. Máu của giun đất có màu:
A. Không màu
B. Màu đỏ
C. Vàng nhạt
D. Màu đất.
Câu 5. Sâu bọ có bao nhiêu đôi chân bò ?
A. Hai đôi B. Ba đôi
C. Bốn đôi D. Năm đôi.
Câu 6. Dựa vào đặc điểm cơ bản nào để nhận biết các đại diện thuộc ngành Giun đốt ?
A. Cơ thể tròn, dài
B. Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu.
C. Cơ thể hình giun, phân đốt
D. Cả A, B và C.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm.
Câu 2. Cơ thể tôm chia làm mấy phần? Hãy kể tên các phần phụ và chức năng của nó.
Câu 3. Lớp vỏ kitin của chân khớp có ý nghĩa như thế nào ?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
B |
A |
B |
B |
C |
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:
Trai, sò, ốc sên, ngao, ốc vặn, hến, mực.... có môi trường sống và lối sống rất khác nhau nhưng cơ thể đều có đặc điểm chung là:
- Thân mềm
- Không phân đốt
- Có vỏ đá vôi
-Có khoang áo
- Hệ tiêu hoá phân hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản.
-Riêng mực, bạch tuộc, thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
- Trừ một số thân mềm cỏ hại, còn hầu hết chúng đều có lợi về nhiều mặt.
Câu 2. * Cơ thể tôm gồm 2 phần: Phần đầu - ngực và phần bụng.
* Các phần phụ và chức năng của nó:
- Phần đầu - ngực:
+ Mắt kép, hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+ Các chân hàm: Giữ và xử lí mồi
+ Các chân ngực: Bắt mồi và bò.
- Phần bụng:
+ Các chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
+ Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Câu 3. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin ở chân khớp:
- Đặc trưng cấu tạo của chân khớp là có vỏ kitin phủ ngoài cơ thể để che chở. Đồng thời lớp vỏ cũng làm chỗ dựa cho các bó cơ bám vào để cùng với vỏ cơ thể tham gia các cử động. Vì thế vỏ chân khớp còn có ý nghĩa như một bộ xương ngoài. Riêng ở Giáp xác, vỏ kitin còn ngấm thêm canxi làm cho lớp vỏ trở nên cứng rắn. Dưới lớp vỏ đó có lớp sắc tố khiến cơ thể của tôm có màu sắc của môi trường. Khi tôm sống sắc tố đó là cyanocristalin. Nhưng khi tôm chết, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ (như phơi hoặc rang,…) sắc tô đó biến đổi thành chất zôerytrin có màu hồng.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7 timdapan.com"