Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 10- Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn?

A. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ 

B. Tinh bột, xenlulôzơ, kitin.

C. Galactôzơ, lactôzơ, tinh bột.

D. Glucôzơ, saccarôzơ, xelulôzơ.

Câu 2. Các bào quan nào dưới đây của tế bào nhân thực chỉ có 1 lớp màng bao bọc?

(1) ti thể                        (2) lục lạp

(3) lizoxom                    (4) bộ máy Golgi

(5) lưới nội chất            (6) riboxom

Tổ hợp lựa chọn đúng là:

A. (1), (2), (4), (5), (6).

B. (3), (4), (5), (6).

C. (3), (4), (5).

D. (1), (2), (3), (6).

Câu 3. Trong cơ thể người , loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất?

A. Tế bào hồng cầu

B. Tế bào bạch cầu

C. Tế bào gan

D. Tế bào cơ tim

Câu 4. Một mạch của phân tử ADN (gen) xoắn kép có X = 350 , G = 550, A= 200, T= 400. Gen trên có

A. 75 chu kì xoắn

B. tỷ lệ A/G là 2/5

C. 3600 liên kết hydro

D. hiều dài là 510 nm

Câu 5. Bộ máy Gôngi không có chức năng

A. gắn thêm đường vào prôtêin.

B. bao gói các sản phẩm tiết.

C. tổng hợp lipit

D. tạo ra glycôlipit

Câu 6. Trên một mạch của một gene có 20%T,  22%X, 28%A. Tỉ lệ mỗi loại nu của gene là:

A. A=T=24%, G=X=26%

B. A=T=24%, G=X=76%

C. A=T=48%, G=X=52%

D.  A=T=42%, G=X=58%

Câu 7. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. Nhiệt bay hơi cao

B. Tính phân cực.

C. Lực gắn kết.

D. Nhiệt dung riêng cao.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây về màng sinh chất của tế bào thực vật là ĐÚNG?

A. Màng sinh chất có tác dụng bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.

B. Màng sinh chất tăng cường tính ổn định bởi glucose xen kẽ trong màng.

C. Màng sinh chất cấu tạo chủ yếu bởi photpholipid kép và protein.

D. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc, chỉ cho nước di chuyển qua màng.

Câu 9. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân

B. thành tế bào, tế bào chất, nhân.

C. màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân

D. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

Câu 10. Đơn phân của ADN là:

A. các axit amin

B. các nuclêôtit 

C. đường đơn

D. axit béo

Câu 11. Giới nguyên sinh bao gồm

A. tảo, nấm, động vật nguyên sinh

B. vi sinh vật, động vật nguyên sinh.

C. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.

D. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh.

Câu 12. Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống?

A. Cơ thể                         B. Quần xã

C. Hệ cơ quan                 D. Hệ sinh thái

Câu 13. Tính phân cực của nước là do?

A. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía ôxi.

B. Đôi êlectron trong mối liên kết O - H bị kéo lệch về phía hidro.

C. Xu hướng các phân tử nước.

D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của hidro.

Câu 14. Đặc điểm phân biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt là

A. lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân và lưới nội chất không hạt nối thông với màng tế bào.

B. lưới nội chất hạt có hạt ribôxôm bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribôxôm.

C. lưới nội chất trơn có enzim tham gia vào tổng hợp lipit còn lưới nội chất hạt tổng hợp prôtêin.

D. lưới nội chất trơn không có prôtêin và lưới nội chất hạt có prôtêin.

Câu 15. Đơn phân của prôtêin là

A. nuclêôtit                            B. glucôzơ

C. axit amin                            D. axít béo

Câu 16. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng

A. phân loại các loại vi khuẩn vào các bậc phân loại khác nhau.

B. để sản xuất vacxin.

C. các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

D. các loại môi trường nuôi cấy phù hợp với từng loại vi khuẩn.

Câu 17. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{2}{3}\). Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là

A. 30%                                   B. 15%.

C. 20%                                   D. 60%

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn?

A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào

B. Cơ thể đơn bào, tế bào nhân sơ.

C. Bao bên ngoài màng sinh chất có lớp vỏ nhầy.

D. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm.

Câu 19. Mô cơ và mô gan của chúng ta chứa loại đường đa nào?

A. Glicogen                            B. Glucozo 

C. Tinh bột                             D. Kitin

Câu 20. Cho các hiện tượng sau:

(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc

(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua

(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có bao nhiêu hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein?

A. 3            B. 1

C. 4            D. 2    

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A

2.C

3.D

4.D

5.C

6.A

7.B

8.C

9.D

10.B

11.C

12.C

13.A

14.B

15.C

16.C

17.A

18.A

19.A

20.C

Câu 1 

Đường đơn bao gồm: Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ

Tinh bột, xenlulozơ là đường đa, saccarozơ, lactozơ là đường đôi

Chọn A

Câu 2

Các bào quan 3,4,5 chỉ có 1 lớp màng

Chọn C

Câu 3

Ti thể là bào quan có chức năng hô hấp tạo năng lượng cho tế bào

Tế bào nào hoạt động càng nhiều thì nhiều năng lượng và có nhiều ti thể

Chọn D

Câu 4 

Ta có N = (A1+T1+G1+X1)×2= 3000 nucleotit

Mỗi chu kì xoắn gồm có 20 nucleotit → số chu kì xoắn là: 3000: 20 = 150 →A sai

Ta có A=A1 + T1 = 600; G=G1+X1 = 900→ B sai

Số liên kết hidro: H = 2A+3G = 3900 → C sai

Chiều dài: \(L = \frac{N}{2} \times 3,4 = 5100\mathop A\limits^o  = 510nm\) → D đúng.

Chọn D

Câu 5 

Bộ máy Gôngi không có chức năng tổng hợp lipit

Chọn C

Câu 6 

Phương pháp:

- Dựa theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X.

- Tính phần trăm số nucleotide loại A → Tỷ lệ phần trăm số nucleotide từng loại của mạch còn lại:

Cách giải:

Trên mạch thứ nhất có:          

T1 = 20% , X1 = 22% , A1 = 28% (tính theo tổng số nu của mạch)

↔ T1 = 10% , X1 = 11% , A1 = 14% (tính theo tổng số nu của gen)

Do nguyên tắc bổ sung, trên mạch 2: A2 = T1 và A1 = T2 .

Vậy ta có:

T = A = A1 + A2 = A1 + T1 = 10% + 14% = 24%

Vậy:    A = T = 24%;  G = X = 26%

Chọn A

Chú ý: Tỷ lệ phần trăm số nuclêôtit trên một mạch là coi mạch đó là 100%, chứ không phải toàn bộ gen.

Câu 7

Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có tính phân cực.

Chọn B

Câu 8 

Phát biểu đúng là C.

A sai, màng sinh chất không quy định được hình dạng tế bào

B sai.màng sinh chất ổn định hơn bởi các phân tử cholesterol xen kẽ trong màng

D sai, màng sinh chất có cho ácc chất khác đi qua màng.

Chọn C

Câu 9

1 tế bào nhân sơ có 3 thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân

Chọn D

Câu 10 

Đơn phân của ADN là các nuclêôtit

Chọn B

Câu 11

Giới nguyên sinh bao gồm tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.

Chọn C

Câu 12

Hệ cơ quan không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.

Chọn C

Câu 13 

Tính phân cực của nước là do đôi electron trong mối liên kết  O – H bị kéo lệch về phía Oxi.

Chọn A.

Câu 14

Đặc điểm phân biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt là lưới nội chất hạt có hạt ribôxôm bám ở mặt ngoài còn lưới nội chất trơn thì không có hạt ribôxôm.

Chọn B

Câu 15

Đơn phân của prôtêin là axit amin.

Chọn C

Câu 16

Sự bắt màu thuốc nhuộm Gram của vi khuẩn G+ và G- là do độ dày lớp peptidoglican trên thành tế bào, ứng dụng việc này để sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.

Chọn C

Câu 17

Ta có A=T; G=X; \(\frac{{A + T}}{{G + X}} = \frac{2}{3} \leftrightarrow \frac{A}{G} = \frac{2}{3}\)

Mà G+A =50% → %G=30%

Chọn A

Câu 18 

Phát biểu sai về vi khuẩn là A, vi khuẩn đã có cấu tạo tế bào.

Chọn A

Câu 19

Mô cơ và gan của chúng ta chứa glicogen (dạng tích lũy của glucose ở động vật)

Chọn A

Câu 20 

Các hiện tượng thể hiện sự biến tính của protein là: 1,2,3,4

Chọn C



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến