Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 10- Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp


Đề bài

Câu 1. Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?

A. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào

B. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định

C. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào

D. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng

Câu 2. Lông và roi có chức năng là

A. Roi, lông đều giúp tế bào di chuyển 

B. Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ.

C. Lông di chuyển, roi bám trên bề mặt

D. Lông có tính kháng nguyên.

Câu 3. Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

A. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

B. Các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic.

C. Các phân tử prôtêin.

D. Các phân tử prôtêin và axitnuclêic.

Câu 4. Cho các ý sau đây:  

(1) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit

(2) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào

(3) Là một hệ thống ống và xoang dẹp phân nhánh thông với nhau

(4) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)

(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein

Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?

A. 2                                        B. 3

C. 4                                        D. 5

Câu 5. Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng

A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.

B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.

C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.

D. có tỷ lệ S/V nhỏ, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.

Câu 6. Một gen ở sinh vật nhân thực có 3000 nuclêôtit và có 900 nuclêôtit loại G. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A là 350 và số nuclêôtit loại G là 150. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 2 của gen này là

A. A2 = 250 ; T2 = 350 ; G2 = 750 ; X2 = 150.

B. A2 = 750 ; T2 = 350 ; G2 = 250 ; X2 = 150.

C. A2 = 150 ; T2 = 250 ; G2 = 750 ; X2 = 350.

D. A2= 350 ; T2 = 250 ; G2 = 150 ; X2 = 750.

Câu 7. Vi khuẩn thuộc giới nào sau đây?

A. Giới Nguyên sinh

B. Giới Khởi sinh

C. Giới Thực vật

D. Giới Động vật.

Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(1) Có màng kép trơn nhẵn;

(2) Chất nền có chứa ADN và riboxom;

(3) Có ở tế bào thực vật;

(4) Có ở tế bào động vật và thực vật.

Có mấy đặc điểm chỉ có ở lục lạp?

A. 5                                        B. 3

C. 4                                        D. 2

Câu 9. Bộ máy Golgi có cấu trúc đặc trưng là

A. màng đơn, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau.

B. màng đơn, hệ thống xoang dẹp xếp chồng nhau, thông với nhau, đính nhiều ribosome.

C. màng đôi, hệ thống xoang hình ống thông với nhau và thường thông với màng nhân, chứa nhiều enzyme.

D. màng đôi, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau, chứa nhiều enzyme thủy phân

Câu 10. Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn G- và G+ là ở đặc điểm:

A. thành peptidoglican

B. Màng sinh chất

C. tế bào chất

D. vật chất di truyền

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?

A. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp.

B. Trong ti thể có chứa ADN và riboxom.

C. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.

D. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau.

Câu 12. Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

A. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố đa lượng cần thiết

B. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin

C. Giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn

D. Cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết

Câu 13. Phân tích vật chất di truyền của 4 chủng gây bệnh thì thu được

 

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Vật chất di truyền của chủng số 1 là ADN mạch kép.

B. Vật chất di truyền của chủng số 3 là ARN mạch đơn.

C. Vật chất di truyền của chủng số 2 là ADN mạch đơn.

D. Vật chất di truyền của chủng số 4 là ADN mạch kép.

Câu 14. Có bao nhiêu đường đơn trong các loại đường sau đây?

(1) Fructôzơ.          (2) Saccarôzơ.       (3) Pentôzơ. 

(4) Galactôzơ.         (5) Glucôzơ.        (6) Lactôzơ.

A. 3                                        B. 4

C. 2                                        D. 5

Câu 15. Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức cơ bản là

(1) sinh quyển.    (2) cơ thể.         (3) quần xã.        (4) cơ quan. 

(5) tế bào.     (6) quần thể.        (7) hệ sinh thái.      (8) bào quan.

A. 3                                        B. 4

C. 2                                        D. 5

Câu 16. Một gen có chiều dài 5100 Å và có 3900 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nu của gen nói trên là:

A. A = T = 720,   G = X = 480

B. A = T = 900,   G = X = 60

C. A = T = 600,   G = X = 900

D. A = T = 480,  G = X = 720

Câu 17. Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm

A. 3 thành phần là: đường pentôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.

B. 2 thành phần là: đường pentôzơ và bazơ nitơ.

C. 3 thành phần là: đường glucôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.

D. 3 thành phần là: đường glucôzơ, 2 nhóm phôtphat và bazơ nitơ.

Câu 18. Hiện tượng biến tính prôtêin là hiện tượng

A. prôtêin bị phá hủy cấu trúc và chức năng.

B. mất chức năng sinh học của phân tử prôtêin.

C. mất chức năng hóa học của phân tử prôtêin.

D. phá hủy cấu trúc không gian hai chiều của prôtêin.

Câu 19. Các nguyên tô đại lượng gồm

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca. Mn

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca. Fe.

C. C, H. O, N, P, K, S, Ca, Mg.

D. C, H, O, K, P, K, S, Ca. Cu.

Câu 20. Cho các loại lipid sau:

(1) Estrogen.   (2) Vitamine E.           (3) Dầu.           (4) Mỡ.            (5) Phospholipid.  (6) Sáp.

Lipid đơn giản gồm

A. (1), (2), (5)                         B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (6).                        D. (1), (4), (5).

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A

2.B

3.A

4.B

5.B

6.A

7.B

8.D

9.A

10.A

11.C

12.B

13.D

14.B

15.D

16.C

17.A

18.A

19.A

20.C

Câu 1

Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.

Chọn A

Câu 2 

Lông và roi có chức năng là: Roi di chuyển, lông bám trên bề mặt tế bào chủ

Chọn B

Câu 3 

Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

Chọn A

Câu 4

Đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt là:

(2) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào

(3) Là một hệ thống ống và xoang dẹp phân nhánh thông với nhau

(4) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)

Ý (1) là đặc điểm của lưới nội chất trơn

Ý (5) là đặc điểm của lưới nội chất hạt.

Chọn B

Câu 5 

Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.

Chọn B

Câu 6 

Phương pháp:

A = T = A1+A2 = T1+T2 = A1 + T1 = A2+ T2

G =X = G1+G2 = X1+X2 = G1 + X1 = G2+ X2

Cách giải:

Số nucleotit loại A = (3000 – 900 × 2)/2 = 600

A1 =350 =T2 → A2 = 600 – 350 = 250

G1 =350 =X2 → G2 = 900 – 150 = 750

Chọn A

Câu 7 

Vi khuẩn được xếp vào giới Khởi sinh.

Chọn B

Câu 8 

Các đặc điểm chỉ có ở lục lạp là:

(1) Có màng kép trơn nhẵn;

(3) Có ở tế bào thực vật;

Ý 2, 4 có ở ti thể.

Chọn D

Câu 9 

Bộ máy Golgi có cấu trúc đặc trưng là màng đơn, gồm nhiều túi xoang dẹp xếp chồng lên nhau và tách biệt nhau.

Chọn A

Câu 10 

Sự khác nhau của hai nhóm vi khuẩn G- và G+ là ở cấu trúc thành tế bào: khác nhau về độ dày, cấu trúc thành peptidoglican

Chọn A

Câu 11

Ti thể không có đặc điểm C, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào tạo thành các mào.

Chọn C

Câu 12 

Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau nhằm cung cấp cho cơ thể đầy đủ 20 loại axit amin.

Chọn B

Câu 13 

Chủng 1: A=T; G=X → có thể là ADN mạch kép

Chủng 2 : A≠T; G=X → có thể là ADN mạch đơn

Chủng 3 : A=U ; G=X → có thể là ARN mạch kép

Chủng 4 : A=T; G≠X → có thể là ADN mạch đơn

Phát biểu không đúng là D.

Chọn D

Câu 14

Các loại đường đơn gồm (1) Fructôzơ, (4) Galactôzơ,(3) Pentôzơ, (5) Glucôzơ.

Đường pentose là đường có 5C, tham gia cấu tạo nên nucleotit.

Chọn B

Câu 15 

Cấp tổ cơ bản của thế giới sống là: cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

Chọn D

Câu 16 

Phương pháp:

Tính tổng số nucleotide của gen dựa trên chiều dài của gen: L =N/2 x 3,4 (Å)

Từ công thức tính số liên kết hidro : H = 2A + 3G và N = 2A + 2G

Ta tính được A, G

Cách giải:

Gen dài 5100 Å → có tổng số nu là: 2A + 2G = 5100 : 3,4 x 2 = 3000 (nuclêôtit)

Có 3900 liên kết H → có 2A + 3G = 3900

\(\left\{ \begin{array}{l}2A + 2G = 3000\\2A + 3G = 3900\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = T = 600\\G = X = 900\end{array} \right.\) → vậy A = T = 600 và G = X = 900

Chọn C

Câu 17 

Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm 3 thành phần là: đường pentôzơ, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.

Chọn A

Câu 18 

Hiện tượng biến tính prôtêin là hiện tượng prôtêin bị phá hủy cấu trúc và chức năng.

Chọn A

Câu 19

Các nguyên tô đại lượng gồm: C, H. O, N, P, K, S, Ca, Mg.

Chọn A

Câu 20 

Lipid đơn giản: khi thủy phân trong môi trường kiềm thì ra rượu (đơn chức hoặc đa chức) và muối của axít béo

Vậy chỉ có dầu, mỡ, sáp là lipid đơn giản

Chọn C

 



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến