Đề kiểm tra 45 phút - Đế số 5 - Học kì I - Sinh 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đế số 5 - Học kì I - Sinh 6


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Thân cây dài ra là nhờ:

a. Tầng sinh vỏ.                                               b. Mầm lá.

c. Chồi ngọn.                                                   d. Mô phân sinh ngọn.

2. Nhóm cây nào sau đây toàn cây có rễ cọc ?

a. Cây nhãn, cây lúa, cây mít.                          b. Cây ổi, cây vải, cây bàng,

c. Cây ngô, cây sắn, cây mây.                         d. Cây cau, cây đậu, cây dong.

3.   Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đổi với cây ?

a. Giúp cây lớn lên                              b. Giúp cây sinh trưởng và phát triển,

c. Giúp cây to ra                                  d. Giúp cây sinh sản nhanh.

4. Miền nào của rễ có chức năng dẫn truyền ?

a. Miền hút                                           b. Miền sinh trưởng,

c. Miền trưởng thành                           d. Miền chóp rễ.

Câu 2. Tìm từ thích hợp (sổng, vận chuyển nước và muối khoáng, vách hóa gỗ dày, vách mỏng, vận chuyển chất hữu cơ) điền vào chỗ trống (...) cho phù hợp trong các câu sau:

- Mạch gỗ gồm nhũng tể bào có……………………………. không có chất tế bào, có chức năng…………………………….

- Mạch rây gồm những tế bào………………………………, có chức năng  ………………

Câu 3. Hãy nối các ý ở  cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp :

Cột A

(Loại rễ biến dạng)

 

Cột B

(Tên cây)

1. Rễ củ

 

A. Cây bụt mọc

2. Rễ thở

 

B. Cây trầu không

3. Rễ móc

 

C. Cây tơ hồng

4. Rễ giác mút

 

D. Cây cà rốt

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu l. Trình bày các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật.

Câu 2. So sánh cấu tạo trong của thân non và của rễ cây (miền hút).

Câu 3. Rễ và thân là những bộ phận thuộc cơ quan nào của cây xanh? Nêu

chức năng của rễ và thân.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1.      

1

2

3

4

d

b

b

c

 

Câu 2.

1. Vách hóa gỗ dày    2. Vận chuyển nước và muối khoáng

3.  Sống, vách mỏng  4. Vận chuyển chất hữu cơ

Câu 3.    1-D,      2-A,       3- B,       4- C.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. Các bước làm tiêu bản hiển vi tế bào thực vật.

+ Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác khẽ lật lấy một lớp rất mỏng ở phía trong vảy hành cho vào đĩa có nước.

+ Trải phẳng mặt ngoài lớp biểu bì vảy hành lên lam kính đã nhỏ sẵn nước sao cho không bị gập (để các lớp tế bào không chồng lên nhau), rồi nhẹ nhàng đậy lamen lên. Nếu nước tràn ra ngoài lamen thì dùng bông hút cho đến lúc không còn nước tràn ra nữa.

+ Cố định tiêu bản trên bàn kính và điều chỉnh ánh sáng sao cho nhìn thấy vật mẫu rõ nhất.

+ Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi và vẽ các tế bào vảy hành theo hình quan sát được.

Câu 2. * Giống nhau:

Đều có các thành phần cẩu tạo giống nhau như: Biểu bì, thịt vỏ, mạch rây. mạch gỗ, ruột.

* Khác nhau:

- Biểu bì ở miền hút của rễ có lông hút, thân non không có.

- Thân non có tầng sinh vỏ (ở thịt vỏ) và tầng sinh trụ (ở trụ giữa).

- Thịt vỏ của thân non có một số tế bào chứa diệp lục. Thịt vỏ của rễ tế bào không chứa chất diệp lục.

- Ở thân non: Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong.

- Ờ rễ, mạch rây và mạch gồ xếp xen kẽ thành một vòng.

Câu 3. - Rễ và thân là các bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng của cây xanh.

    - Rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất. Thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cà các bộ phận khác của cây.



Từ khóa phổ biến