Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 11 - Học kì I - Sinh 6
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 11 - Học kì I - Sinh 6
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp để ghép với nội dung cột A rồi điền vào cột trả lời.
Côt A |
Côt B |
Trả lời |
]. Miền chóp |
a. dẫn truyền |
1......... |
2. Miền hút |
b. Giúp cây quang hợp |
2.......... |
3. Miền sinh trưởng |
c. Che chở cho đầu rễ |
3.......... |
4. Miền trưởng thành |
d. hấp thụ nước và muối khoáng |
4.......... |
|
e. Làm cho rễ dài ra |
|
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Chức năng của ruột ở thân non ?
a. Bảo vệ bộ phận bên trong b. Vận chuyển nước và muối khoáng
c. Vận chuyến các chất hữu cơ d. Chứa chất dự trữ
2. Thân dài ra do đâu?
a. Mô phân sinh ngọn b. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
c. Chồi ngọn d. Sự lớn lên cùa tế bào
3. Các loại cây sau, cây nào có thân biến dạng là thân rễ ?
a. Cây xương rồng, dong ta b. Cây khoai tây, cây nghệ
c. Củ gừng, củ nghệ d. Củ su hào, cà rốt
4. Cây phượng vĩ thuộc loại thân gì?
a. Thân leo b. Thân gỗ c. Thân cột d. Thân bò
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Trình bày các bước sử dụng kính hiền vi.
Câu 2. Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây?
Cho ví dụ.
Câu 3. Vì sao củ khoai lang là rễ, củ khoai tây là thân ?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
c |
d |
e |
a |
Câu 2.
1 |
2 |
3 |
4 |
d |
b |
c |
b |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Các bước sử dụng kinh hiển vi:
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Chú ý không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương vì làm như vậy dễ bị hỏng mắt.
- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
Câu 2. Các loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây. Ví dụ.
- Thân củ: chứa chất dự trữ. Ví dụ: củ su hào, củ khoai tây…
- Thân rễ: chứa chất dự trữ. Ví dụ: cây gừng, cây dong ta.....
- Thân mọng nước: dự trữ nước.Ví dụ: cây xương rồng, cành giao,...
Câu 3. Củ khoai lang là rễ, củ khoai tây là thân vì:
- Củ khoai lang do những rễ bên của dây khoai lang đâm xuống đất, lúc đầu nhỏ sau to dần do tích luỹ tinh bột mà thành.
- Còn khoai tây có những canh ở gần gốc khi bị vùi xuống đất, cành sẽ phát triển thành củ. Nếu củ khoai tây bị lộ ra trên mặt đất chúng sẽ có màu xanh do có chất diệp lục như cành và thân cây.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 11 - Học kì I - Sinh 6 timdapan.com"