Đặc điểm dân cư, xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông.


Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông.

Bảng 25.1. Một số khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ đông sang tây ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Khu vực

Dân cư

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển

Chủ yếu là người Kịn, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.

Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Đồi núi phía tây

Chủ yếu là các dân tộc: Cơ tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đe,… Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.

Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.

 Bảng 25.2. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, năm 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Duyên hải Nam Trung Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

183

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,5

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

14,0

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

252,8

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

90,6

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

70,7

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

26,1

23,6

Người dân ở đây có đức tính cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh chông ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, Phô cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, Phô cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến