Bài 67 trang 34 SGK Toán 7 tập 1

Giải bài 67 trang 34 SGK Toán 7 tập 1. Hãy điền vào dấu hỏi chấm một số nguyên tố có một chữ số để A viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?


Đề bài

Cho  \(A = \dfrac{3}{2. ?}\)

Hãy điền vào dấu hỏi chấm một số nguyên tố có một chữ số để \(A\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Có thể điền mấy số như vậy?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tốc khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Lời giải chi tiết

Các số nguyên tố có một chữ số là: \(2; 3; 5; 7\)

Điền vào dấu hỏi chấm ta được \(\dfrac{3}{2.2}=\dfrac{3}{4}; \dfrac{3}{2.3}= \dfrac{1}{2}; \dfrac{3}{2.5}=\dfrac{3}{10};\)\(\; \dfrac{3}{2.7}=\dfrac{3}{14}\)

\(\dfrac{3}{14}\) phân số có mẫu là \(14=2.7\) nguyên dương có ước nguyên tố là \(2\) và \(7\) khác \(2\) và \(5\) do đó \(\dfrac{3}{2.7}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(4=2^2\) có ước nguyên tố \(2\)

\(2=2\) có ước nguyên tố \(2\)

\(10=2.5\) có ước nguyên tố \(2\) và \(5\)

Do đó các phân số \(\dfrac{3}{2.2}; \dfrac{3}{2.3}; \dfrac{3}{2.5}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Vậy có thể điền ba số: \(2, 3, 5\) thỏa mãn đề bài.

Bài giải tiếp theo
Bài 69 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Bài 70 trang 35 SGK Toán 7 tập 1
Bài 71 trang 35 SGK Toán 7 tập 1
Bài 72 trang 35 SGK Toán 7 tập 1
Bài 68 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 9 - Chương 1 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 9 - Chương 1 - Đại số 7
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 9 - Chương 1 - Đại số 7
Trả lời câu hỏi Bài 9 trang 33 SGK Toán 7 Tập 1

Video liên quan