Bài 65 trang 34 SGK Toán 7 tập 1
Giải bài 65 trang 34 SGK Toán 7 tập 1. Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó
Đề bài
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó
\(\dfrac{3}{8}; \dfrac{-7}{5} ; \dfrac{13}{20}; \dfrac{-13}{125}\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tốc khác \(2\) và \(5\) thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Lời giải chi tiết
\(8 = 2^{3}\), không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\).
\(5=5\), không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\).
\( 20 = 2^{2}. 5\), không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\).
\(125 = 5^{3}\), không có ước nguyên tố khác \(2\) và \(5\).
Vậy tất cả các mẫu số đều dương và không có ước nguyên tố nào khác \(2\) và \(5\) nên chúng được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.
Ta được:
\(\dfrac{3}{8}= 0,375\);
\( \dfrac{-7}{5}= -1,4\);
\(\dfrac{13}{20}= 0,65\);
\(\dfrac{-13}{125}=-0, 104\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 65 trang 34 SGK Toán 7 tập 1 timdapan.com"