Bài 24 trang 19 SGK Toán 9 tập 2

Giải bài 24 trang 19 SGK Toán 9 tập 2. Giải hệ các phương trình:


Giải hệ các phương trình:

LG a

\(\left\{\begin{matrix} 2(x + y)+ 3(x - y)=4 & & \\ (x + y)+2 (x - y)= 5& & \end{matrix}\right.\)

Phương pháp giải:

Cách 1: Thực hiện nhân phá ngoặc thu gọn vế trái rồi áp dụng quy tắc cộng đại số để giải hệ phương trình.

Cách 2. Sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ

+) Đặt điều kiện (nếu có).

+) Đặt ẩn phụ và điều kiện của ẩn (nếu có).

+) Giải hệ phương trình theo các ẩn đã đặt.

+) Thay kết quả tìm được vào ẩn ban đầu để tìm nghiệm của hệ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1:  Thực hiện nhân phá ngoặc và thu gọn, ta được:

\(\left\{\begin{matrix} 2(x+y)+3(x-y) =4 & & \\ (x+y) +2(x-y) =5  & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x+2y+3x-3y =4 & & \\ x+y +2x-2y =5  & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}5x-y =4 & & \\ 3x-y =5  & & \end{matrix}\right. \)

Trừ vế với vế của hai phương trình ta được: 

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}2x =-1 & & \\ 3x-y =5  & & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x =-\dfrac{1}{2} & & \\ y =3x-5  & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x =-\dfrac{1}{2} & & \\ y =3.\dfrac{-1}{2}-5  & & \end{matrix}\right. \)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x =-\dfrac{1}{2} & & \\ y =\dfrac{-13}{2}  & & \end{matrix}\right.\)

Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất là \({\left( \dfrac{-1}{2}; \dfrac{-13}{2} \right)}\).

Cách 2: Đặt ẩn phụ.

Đặt \(\left\{\begin{matrix}x+y=u & & \\ x-y=v  & & \end{matrix}\right.\)  ta có hệ phương trình mới (ẩn \(u,\ v\) )

\(\left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ u + 2v = 5& & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ 2u + 4v = 10& & \end{matrix}\right.\)

Trừ vế với vế của hai phương trình ta được: 

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ -v = -6& & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2u + 3v = 4 & & \\ v = 6& & \end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2u = 4- 3 . 6 & & \\ v = 6& & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} u = -7 & & \\ v = 6& & \end{matrix}\right.\)

Với \(u=-7;v=6\) thay lại cách đặt, ta được:

\(\left\{\begin{matrix} x+ y = -7 & & \\ x - y = 6& & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x = -1 & & \\ x - y = 6& & \end{matrix}\right.\)

Cộng vế với vế của hai phương trình ta được:

\(\left\{\begin{matrix} x=\dfrac{-1}{2} & & \\  y = x- 6 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x =-\dfrac{1}{2} & & \\ y = -\dfrac{13}{2}& & \end{matrix}\right.\)

Vậy hệ đã cho có nghiệm duy nhất là \({\left( \dfrac{-1}{2}; \dfrac{-13}{2} \right)}\).


LG b

\(\left\{\begin{matrix} 2(x -2)+ 3(1+ y)=-2 & & \\ 3(x -2)-2 (1+ y)=-3& & \end{matrix}\right.\)

Phương pháp giải:

Cách 1: Thực hiện nhân phá ngoặc thu gọn vế trái rồi áp dụng quy tắc cộng đại số để giải hệ phương trình.

Cách 2. Sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ

+) Đặt điều kiện (nếu có).

+) Đặt ẩn phụ và điều kiện của ẩn (nếu có).

+) Giải hệ phương trình theo các ẩn đã đặt.

+) Thay kết quả tìm được vào ẩn ban đầu để tìm nghiệm của hệ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1: Phá ngoặc và thu gọn vế trái của hai phương trình trong hệ, ta được:

\(\left\{\begin{matrix} 2(x-2)+3(1+y)=-2 & & \\ 3(x - 2)- 2(1+ y) = -3& & \end{matrix}\right.\)

\(⇔\left\{\begin{matrix} 2x-4+3+3y=-2 & & \\ 3x - 6- 2-2 y = -3& & \end{matrix}\right.\) 

\(⇔\left\{\begin{matrix} 2x+3y=-1 & & \\ 3x-2 y = 5& & \end{matrix}\right.\) \(⇔\left\{\begin{matrix} 6x+9y=-3 & & \\ 6x-4 y = 10& & \end{matrix}\right.\)

\(⇔\left\{\begin{matrix} 6x+9y=-3 & & \\ 13y = -13& & \end{matrix}\right.\) \(⇔\left\{\begin{matrix} 6x=-3 - 9y & & \\ y = -1& & \end{matrix}\right.\)

\(⇔\left\{\begin{matrix} 6x=6 & & \\ y = -1& & \end{matrix}\right.\) \(⇔\left\{\begin{matrix} x=1 & & \\ y = -1& & \end{matrix}\right.\)

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là \((1; -1)\).

Cách 2:  Đặt ẩn phụ

Đặt \(x – 2 = u\) và \(y + 1 = v.\) 

Khi đó hệ phương trình trở thành :

\(\left\{ \begin{array}{l}
2u + 3v = - 2\\
3u - 2v = - 3
\end{array} \right.\)

Nhân hai vế của phương trình thứ nhất với 2 và nhân hai vế của phương trình thứ hai với 3 ta được hệ:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
4u + 6v = - 4\\
9u - 6v = - 9
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
4u + 6v + 9u - 6v = - 4 + \left( { - 9} \right)\\
4u + 6v = - 4
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
13u = - 13\\
6v = - 4u - 4
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
u = - 1\\
6v = - 4.\left( { - 1} \right) - 4
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
u = - 1\\
6v = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
u = - 1\\
v = 0
\end{array} \right.
\end{array}\)

+ Với \(u = -1 ⇒ x – 2 = -1 ⇒ x = 1.\)

+ Với \(v = 0 ⇒ y + 1 = 0 ⇒ y = -1.\)

Vậy hệ phương trình có nghiệm \((1; -1).\)

Bài giải tiếp theo
Bài 25 trang 19 SGK Toán 9 tập 2
Bài 26 trang 19 SGK Toán 9 tập 2
Bài 27 trang 20 SGK Toán 9 tập 2
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 4 - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 4 - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 4 - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 4 - Chương 3 - Đại số 9
Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 4 - Chương 3 - Đại số 9
Trả lời câu hỏi 1 Bài 4 trang 17 Toán 9 Tập 2
Trả lời câu hỏi 3 Bài 4 trang 18 Toán 9 Tập 2

Bài học bổ sung
Bài 23 trang 15 SGK Toán 9 tập 1
Bài 23 trang 80 SGK Toán 8 tập 1
Bài 20 trang 15 SGK Toán 7 tập 1
Bài 23 trang 16 SGK Toán 7 tập 1
Bài 24 trang 12 SGK Toán 8 tập 1
Bài 23 trang 46 SGK toán 8 tập 1
Bài 4 trang 23 SGK Toán 5
Bài 4 trang 24 (Ôn tập: Bảng đơn vị đo khổi lượng) SGK Toán 5
Bài 5 trang 23 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí 8
Hoạt động 7 trang 24 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1
Bài 7 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1
Bài 8 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1
Bài 9 trang 25 Tài liệu Dạy – học Vật lí 9 tập 1
Câu hỏi 4 trang 23 SGK Đại số và Giải tích 11
Câu hỏi 5 trang 23 SGK Hình học 11

Video liên quan



Từ khóa

*2