Bài 23 trang 36 SGK Toán 7 tập 2
Giải bài 23 trang 36 SGK Toán 7 tập 2. Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống:
Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống:
LG a
\(3{x^2}y\) + \(\square\) \( = {\rm{ }}5{x^2}y\)
Phương pháp giải:
Xác định vai trò của ô trống rồi áp dụng quy tắc:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Giải chi tiết:
\(3{x^2}y\) + \(\square\) \( = {\rm{ }}5{x^2}y\)
\(\square\) có vai trò là số hạng chưa biết
\( \Rightarrow \) \(\square\) là \(5{x^2}y - 3{x^2}y = \left( {5 - 3} \right){x^2}y = 2{x^2}y\)
LG b
\(\square\) \( - {\rm{ }}2{x^2}\) \( =- 7{x^2}\)
Phương pháp giải:
Xác định vai trò của ô trống rồi áp dụng quy tắc:
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
Giải chi tiết:
\(\square\) \( - {\rm{ }}2{x^2}\) \( =- 7{x^2}\)
\(\square\) có vai trò là số bị trừ
\( \Rightarrow \) \(\square\) là \( - 7{x^2} + 2{x^2} = \left( { - 7 + 2} \right){x^2} = - 5{x^2}\)
LG c
\(\square\) + \(\square\) + \(\square\) \( = {x^5}\)
Phương pháp giải:
Xác định tính chất chung của mỗi ô trống để điền.
Giải chi tiết:
\(\square\) + \(\square\) + \(\square\) \( = {x^5}\) có nhiều cách điền khác nhau.
Ví dụ 1: Ba ô trống là ba đơn thức đồng dạng với \( {x^5}\) và tổng \(3\) hệ số bằng \(1\) chẳng hạn \(15{x^5}; - 12{x^5}; - 2{x^5}\).
Thử lại: \(15{x^5} + \left( { - 12{x^5}} \right) + \left( { - 2{x^5}} \right) \)\(\,= \left( {15 - 12 - 2} \right){x^5} = {x^5}\)
Như vậy ta có thể điền vào ba ô trống các đơn thức: \(15{x^5}; - 12{x^5}; - 2{x^5}\)
Ví dụ 2: Một ô là \(x^5\), thì ô còn lại là \(2\) đơn thức đồng dạng có hệ đối nhau chẳng hạn: \({x^5};2{x^2}; - 2{x^2}\)
Thử lại: \({x^5} + 2{x^2} + \left( { - 2{x^2}} \right) = {x^5} + \left( {2 - 2} \right){x^2} \)\(\,= {x^5}\)
Như vậy ta có thể điền vào ba ô trống các đơn thức: \({x^5};2{x^2}; - 2{x^2}\)
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 23 trang 36 SGK Toán 7 tập 2 timdapan.com"