Bài 13 Trang 153 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao

Chứng minh rằng


LG a

Chứng minh rằng nếu \(f\left( x \right) \ge 0\) trên \(\left[ {a;b} \right]\) thì \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx \ge 0.} \)

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tích phân Leibnitz \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  = F\left( b \right) - F\left( a \right)\)

Lời giải chi tiết:

Nếu \(f\left( x \right) = 0\) thì \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  = \int\limits_a^b {0dx}  = \left. C \right|_a^b = 0\)

Nếu \(f\left( x \right) > 0\), gọi F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên đoạn [a; b].

Ta có: F’(x) = f(x) > 0 trên đoạn [a; b] nên F(x) đồng trên đoạn [a; b]

Mà a < b \( \Rightarrow \) F(a) < F (b).

\( \Rightarrow \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  = F\left( b \right) - F\left( a \right) > 0\).

Vậy \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  \ge 0\).


LG b

Chứng minh rằng nếu \(f\left( x \right) \ge g\left( x \right)\) trên \(\left[ {a;b} \right]\) thì \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  \ge \int\limits_a^b {g\left( x \right)dx} .\) 

Lời giải chi tiết:

Trên đoạn [a, b] ta có; f(x) > g(x) nên f(x ) – g(x) \( \ge \) 0.

Theo câu a, ta có: f(x ) – g(x) \( \ge \)  0, nên

\(\int\limits_a^b {\left[ {f\left( x \right) - g\left( x \right)} \right]dx}  \ge 0\) \( \Leftrightarrow \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  - \int\limits_a^b {g\left( x \right)dx}  \ge 0\) \( \Leftrightarrow \int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  \ge \int\limits_a^b {g\left( x \right)dx} \).

Vậy \(\int\limits_a^b {f\left( x \right)dx}  \ge \int\limits_a^b {g\left( x \right)dx} \).

 

Bài giải tiếp theo
Bài 14 Trang 153 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao
Bài 15 Trang 153 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao
Bài 16 Trang 153 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao

Video liên quan