Bài 53: Phép nhân
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
- Hiểu mối quan hệ giữa tổng của các số hạng giống nhau với phép nhân.
- Biết cách viết, đọc và tính kết quả của phép nhân.
Ví dụ: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn
3 x 5 = ?
3 x 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15
Vậy: 3 x 5 = 15
Có tất cả 15 chấm tròn
1.2. Dạng bài tập
Dạng 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân
- Đếm các số hạng bằng nhau trong mỗi tổng đã cho
- Phép cộng các số hạng bằng nhau được chuyển thành phép nhân theo công thức
[số hạng] × [số số hạng giống nhau]
Dạng 2: Tính giá trị của phép nhân
- Em nhẩm theo phép cộng các số giống nhau để tìm được giá trị của phép nhân cần tìm.
Chẳng hạn: phép nhân 3 × 4 có nghĩa là “3 được lấy 4 lần”, hay ta có:
3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12.
Bài tập minh họa
Câu 1: Viết phép nhân.
Hướng dẫn giải
Quan sát tranh ta thấy có 4 nhóm, mỗi nhóm có 7 khối hộp chữ nhật, tức là 7 được lấy 4 lần, từ đó ta viết được phép nhân là 7 × 4.
Câu 2: Tìm phép nhân thích hợp.
Hướng dẫn giải
Hàng chậu cá thứ nhất: 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 tương ứng với phép nhân là 4 × 5 = 20 ;
Hàng chậu cá thứ hai: 4 + 4 + 4 = 12 tương ứng với phép nhân là 4 × 3 = 12 ;
Hàng chậu cá thứ ba: 5 + 5 = 10 tương ứng với phép nhân là 5 × 2 = 10 ;
Hàng chậu cá thứ tư: 2 + 2 + 2 + 2 = 8 tương ứng với phép nhân là 2 × 4 = 8.
Vậy ta có kết quả như sau:
Luyện tập
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hiểu mối quan hệ giữa tổng của các số hạng giống nhau với phép nhân.
- Biết cách viết, đọc và tính kết quả của phép nhân.
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả