Bài 27: Em ôn lại những gì đã học trang 52
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phép cộng, trừ trong phạm vi 20
a) Thực hiện phép tính
- Biết thực hiện phép tính cộng, trừ trong phạm vi 20
- Sử dụng bảng cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 để hoàn thành các phép tính:
+ Điền các số thích hợp vào ô trống.
+ So sánh các kết quả theo yêu cầu của đề bài.
- So sánh hai hoặc nhiều số có hai chữ số:
+ Hai số có cùng chữ số hàng chục thì số nào có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
+ Hai số khác chữ số hàng chục thì số nào có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
b) Giải bài toán
- Đọc và phân tích đề: Xác định các số liệu đã cho, số lượng tăng thêm hay giảm bớt và yêu cầu của bài toán.
- Tìm cách giải: Khi bài toán yêu cầu tìm giá trị “cả hai” hoặc “tất cả” thì em thường dùng phép toán cộng.
- Trình bày lời giải: Viết lời giải, phép tính và đáp số cho bài toán.
- Kiểm tra lời giải của bài toán và kết quả vừa tìm được?
1.2. Bài toán liên quan đến phép cộng, trừ
a) Bài toán về tìm tất cả đại lượng và đại lượng còn lại
Dạng toán
- Bài toán cho giá trị của đại lượng A, giá trị của đại lượng B. Hỏi tìm tất cả đại lượng của A và B.
- Bài toán cho giá trị của đại lượng A, bớt đi (lấy đi) một số đơn vị của đại lượng A. Hỏi đại lượng A còn lại bao nhiêu?
Phương pháp giải
- Đọc và phân tích đề
- Xác định đại lượng có giá trị lớn và bé, mối quan hệ giữa các đại lượng. Thông thường, muốn tìm giá trị của đại lượng lớn thì ta thường sử dụng phép toán cộng.
- Xác định đại lượng có giá trị lớn và bé, mối quan hệ giữa các đại lượng. Thông thường, muốn tìm giá trị của đại lượng bé hơn thì ta sử dụng phép toán trừ.
- Trình bày lời giải cho bài toán.
- Kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
b) Bài toán về nhiều hơn, ít hơn
Dạng toán
Bài toán yêu cầu tìm giá trị của đại lượng A, biết A có giá trị nhiều hơn B n đơn vị.
Bài toán yêu cầu tìm giá trị của đại lượng A, biết giá trị của B và A có giá trị ít hơn B n đơn vị.
Phương pháp giải
- Đọc và phân tích đề
- Xác định đại lượng có giá trị lớn và bé, mối quan hệ giữa các đại lượng. Thông thường, muốn tìm giá trị của đại lượng lớn thì ta thường sử dụng phép toán cộng.
- Xác định đại lượng có giá trị lớn và bé, mối quan hệ giữa các đại lượng. Thông thường, muốn tìm giá trị của đại lượng bé hơn thì ta sử dụng phép toán trừ.
- Trình bày lời giải cho bài toán.
- Kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
Bài tập minh họa
Câu 1: Tính
9 - 3 + 6 = ? 35 + 10 - 30 = ?
8 + 6 - 7 = ? 87 - 7 + 14 = ?
Hướng dẫn giải
9 - 3 + 6 = 12 35 + 10 - 30 = 15
8 + 6 - 7 = 7 87 - 7 + 14 = 94
Câu 2: Có 98 bao xi măng cần được chở đến công trường, xe tải đã chở được 34 bao. Hỏi còn lại bao nhiêu bao xi măng chưa được chở?
Hướng dẫn giải
Còn lại số bao xi măng chưa được chở là:
98 - 34 = 64 ( bao)
Đáp số: 64 bao xi măng
Luyện tập
Qua bài học này giúp các em:
- Ôn tập lại các kiến thức đã học một các dễ dàng.
- Có thể tự đọc các kiến thức và tự làm các ví dụ minh họa để nâng cao các kỹ năng giải Toán lớp 2 của mình thêm hiệu quả