Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa


1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

a. Tính chất nhiệt đới

  • Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh 2 lần.
  • Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao).  
  • Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn

  • Do nước tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn nên cường độ ẩm và lượng mưa tăng.
  • Lượng mưa trung bình năm cao từ: 1500 – 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
  • Độ ẩm không khí cao, trên 80% – 100%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

2. Gió mùa

Việt Nam trong năm có hai loại gió chính là: Gió Tín phong và gió mùa.

Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa, mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió

Gió mùa có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ; gió mùa luôn lấn át gió Tín phong.

  • Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc ).
    • Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.
    • Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
    • Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
  • Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
    • Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
    • Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
    • Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
    • Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
    • Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

  • Ở miền Bắc: Có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
  • Ở miền Nam có 2 mùa: Mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
  • Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ: Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

a. Tính chất nhiệt đới

  • Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh 2 lần.
  • Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
  • Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao).  
  • Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn

  • Do nước tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn nên cường độ ẩm và lượng mưa tăng.
  • Lượng mưa trung bình năm cao từ: 1500 – 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm.
  • Độ ẩm không khí cao, trên 80% – 100%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

2. Gió mùa

Việt Nam trong năm có hai loại gió chính là: Gió Tín phong và gió mùa.

Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa, mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió

Gió mùa có 2 mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ; gió mùa luôn lấn át gió Tín phong.

  • Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc (thường gọi là gió mùa Đông Bắc ).
    • Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.
    • Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
    • Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
  • Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
    • Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
    • Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
    • Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
    • Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
    • Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

  • Ở miền Bắc: Có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
  • Ở miền Nam có 2 mùa: Mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
  • Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ: Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Bài học tiếp theo

Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tt)
Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (hết phần phân hóa Bắc Nam và Đông Tây)
Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tt)
Bài 13: Thực hành - Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Bài học bổ sung