Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi


1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích (3/4 diện tích) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

  • Địa hình thấp chiếm hơn 60%, cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000 m chỉ có khoảng 1%
  • Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

  • Được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
  • Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
  • Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
    • Hướng Tây Bắc - Đông Nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
    • Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

  • Xâm thực nhanh miền đồi núi
  • Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông-

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

  • Vùng núi Đông Bắc:
    • Nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc, địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
    • Địa hình có hướng vòng cung, với 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.
    • Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích
    • Theo hướng các cánh cung núi là nhứng thung lũng núi của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. -> tạo thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc tràn vào, hình thành mùa đông lạnh giá.
  • Vùng núi Tây Bắc:
    • Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
    • Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143 m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
  • Vùng núi Bắc Trường Sơn:
    • Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
    • Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)
    • Phía Bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình (Kẻ Bàng). Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế.
    • Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 160B làm ranh giới với vùng Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương Bắc xuống phương Nam.
    • Có nhiều đèo thấp như: đèo Mụ Giạ, đèo Lao Bảo...
  • Vùng núi Trường Sơn Nam:
    • Vùng núi này cũng cao không đều, mà nhô lên ở 2 đầu và trũng thấp ở giữa.
    • Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
    • Ở giữa địa hình thấp xuống, phía tây là các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng.
    • Phía nam núi và cao nguyên lại cao lên với những đỉnh trên 2000 m như Vọng Phu, Chư Yang Sin, Lang Biang, Bi Đúp…nhô cao trên bề mặt cao nguyên xếp tầng… → Tạo ra sự bất đối xứng Đông – Tây của trường Sơn Nam.
    • Sông ngòi:
      • Phía Đông: Thường ngắn, dốc
      • Phía Tây: Thường dài hơn
  • Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:
    • Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
    • Bán bình nguyên: Ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
    • Địa hình đồi trung du: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích (3/4 diện tích) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

  • Địa hình thấp chiếm hơn 60%, cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000 m chỉ có khoảng 1%
  • Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

  • Được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
  • Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
  • Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
    • Hướng Tây Bắc - Đông Nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
    • Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

  • Xâm thực nhanh miền đồi núi
  • Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông-

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi

  • Vùng núi Đông Bắc:
    • Nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc, địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
    • Địa hình có hướng vòng cung, với 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.
    • Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích
    • Theo hướng các cánh cung núi là nhứng thung lũng núi của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. -> tạo thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc tràn vào, hình thành mùa đông lạnh giá.
  • Vùng núi Tây Bắc:
    • Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
    • Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143 m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
  • Vùng núi Bắc Trường Sơn:
    • Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
    • Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)
    • Phía Bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình (Kẻ Bàng). Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế.
    • Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 160B làm ranh giới với vùng Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương Bắc xuống phương Nam.
    • Có nhiều đèo thấp như: đèo Mụ Giạ, đèo Lao Bảo...
  • Vùng núi Trường Sơn Nam:
    • Vùng núi này cũng cao không đều, mà nhô lên ở 2 đầu và trũng thấp ở giữa.
    • Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
    • Ở giữa địa hình thấp xuống, phía tây là các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng.
    • Phía nam núi và cao nguyên lại cao lên với những đỉnh trên 2000 m như Vọng Phu, Chư Yang Sin, Lang Biang, Bi Đúp…nhô cao trên bề mặt cao nguyên xếp tầng… → Tạo ra sự bất đối xứng Đông – Tây của trường Sơn Nam.
    • Sông ngòi:
      • Phía Đông: Thường ngắn, dốc
      • Phía Tây: Thường dài hơn
  • Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:
    • Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
    • Bán bình nguyên: Ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
    • Địa hình đồi trung du: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Bài học tiếp theo

Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tt)
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tt)
Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (hết phần phân hóa Bắc Nam và Đông Tây)
Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tt)
Bài 13: Thực hành - Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Bài học bổ sung