Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì
A. Tự nhiên và dân cư
1. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1.1. Lãnh thổ
- Gồm 50 bang (48 bang ở Trung tâm Bắc Mĩ và bán đảo Alasca, quần đảo Ha – oai)
- Lãnh thổ rộng lớn nằm ở trung tâm Bắc Mỹ có diện tích 8 triệu km2 (Từ Bắc sang Nam: 2.500 km, Đông sang Tây: 4.500 km)
- Hình dạng cân đối, thuận lợi cho phân bố sản xuất và giao thông.
1.2. Vị trí địa lí
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Tây giáp Thái Bình Dương, Đông giáp Đại Tây Dương.
- Bắc giáp Canada, Nam giáp Mêhicô.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
a. Miền Tây:
- Địa hình: là vùng núi trẻ Coocdie, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng nhỏ.
- Khí hậu: ôn đới, cận nhiệt hải dương và cận nhiệt, ôn đới lục địa.
- Tài nguyên: nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn, đất đồng bằng phì nhiêu.
b. Miền Đông:
- Địa hình: gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương Đặc điểm tự nhiên:
- Khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương & cận nhiệt đới.
- Tài nguyên thiên nhiên:
- Khoáng sản: than đá, quặng sắt.
- Nguồn thuỷ năng phong phú.
- Đất phì nhiêu.
c. Vùng đồng bằng trung tâm:
- Địa hình: Phía bắc và phía Tây là địa hình gò đồi thấp, phía Nam là đồng bằng phù sa.
- Khí hậu: Ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).
- Tài nguyên: Than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Đất phù sa màu mỡ, rộng.
- Đồng cỏ rộng.
2.2. A-la-xca và Ha-oai
a. A-la-xca:
- Là bán đảo rộng lớn.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.
b. Quần đảo Ha-oai: Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
3. Dân cư
3.1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á.
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động.
3.2. Thành phần dân cư
Đa dạng:
- Nguồn gốc từ châu Âu (người da trắng): 83% dân số
- Nguồn gốc từ châu Phi (người da đen): 33 triệu người.
- Nguồn gốc từ châu Á, Mỹ Latinh: tăng mạnh do nhập cư.
- Người Anh – điêng (bản địa): hơn 3 triệu người.
3.3. Phân bố dân cư
- Dân nhập cư: tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Các bang ven Đại Tây Dương và ven Thái Bình Dương có dân số tập trung đông, mật độ dân số cao vì những nơi này có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên…
- Vùng Đông Bắc là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất, nơi đây ngoài những thuận lợi về điều kiện tự nhiên còn có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất và kinh tế phát triển sớm nhất Hoa Kì.
- Vùng nội địa dân cư thưa thớt, mật độ dưới 25 người / km2.
- Người Anh – điêng: bị dồn về miền núi hiểm trở phía Tây, đây là nơi sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, giao thông chưa phát triển.
- Phân bố thay đổi theo xu hướng: di chuyển từ các bang Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. – Dân cư tập trung chủ yếu trong các thành phố, tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004: 79% trong đó 91,8% chủ yếu sống trong các thành phố vừa và nhỏ (dưới 500.000 dân) do vậy hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị.
B. Kinh tế
1. Qui mô nền kinh tế: Đứng đầu thế giới.
2. Các ngành kinh tế
2.1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004.
a. Ngoại thương: Đứng đầu thế giới.
b. Giao thông vận tải: Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch:
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại.
- Ngành du lịch phát triển mạnh.
2.2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004.
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
- Công nghiệp chế biến.
- Công nghiệp điện.
- Công nghiệp khai khoáng.
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
- Phân bố:
- Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
- Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu thế giới
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ các vành đai chuyên canh vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ.
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng.
- Nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Là nước xuất khẩu nông sản lớn.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
A. Tự nhiên và dân cư
1. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1.1. Lãnh thổ
- Gồm 50 bang (48 bang ở Trung tâm Bắc Mĩ và bán đảo Alasca, quần đảo Ha – oai)
- Lãnh thổ rộng lớn nằm ở trung tâm Bắc Mỹ có diện tích 8 triệu km2 (Từ Bắc sang Nam: 2.500 km, Đông sang Tây: 4.500 km)
- Hình dạng cân đối, thuận lợi cho phân bố sản xuất và giao thông.
1.2. Vị trí địa lí
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Tây giáp Thái Bình Dương, Đông giáp Đại Tây Dương.
- Bắc giáp Canada, Nam giáp Mêhicô.
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
a. Miền Tây:
- Địa hình: là vùng núi trẻ Coocdie, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên, ven biển là những đồng bằng nhỏ.
- Khí hậu: ôn đới, cận nhiệt hải dương và cận nhiệt, ôn đới lục địa.
- Tài nguyên: nhiều kim loại màu, tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn, đất đồng bằng phì nhiêu.
b. Miền Đông:
- Địa hình: gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương Đặc điểm tự nhiên:
- Khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương & cận nhiệt đới.
- Tài nguyên thiên nhiên:
- Khoáng sản: than đá, quặng sắt.
- Nguồn thuỷ năng phong phú.
- Đất phì nhiêu.
c. Vùng đồng bằng trung tâm:
- Địa hình: Phía bắc và phía Tây là địa hình gò đồi thấp, phía Nam là đồng bằng phù sa.
- Khí hậu: Ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).
- Tài nguyên: Than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
- Đất phù sa màu mỡ, rộng.
- Đồng cỏ rộng.
2.2. A-la-xca và Ha-oai
a. A-la-xca:
- Là bán đảo rộng lớn.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.
b. Quần đảo Ha-oai: Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
3. Dân cư
3.1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á.
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động.
3.2. Thành phần dân cư
Đa dạng:
- Nguồn gốc từ châu Âu (người da trắng): 83% dân số
- Nguồn gốc từ châu Phi (người da đen): 33 triệu người.
- Nguồn gốc từ châu Á, Mỹ Latinh: tăng mạnh do nhập cư.
- Người Anh – điêng (bản địa): hơn 3 triệu người.
3.3. Phân bố dân cư
- Dân nhập cư: tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Các bang ven Đại Tây Dương và ven Thái Bình Dương có dân số tập trung đông, mật độ dân số cao vì những nơi này có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu tài nguyên…
- Vùng Đông Bắc là nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất, nơi đây ngoài những thuận lợi về điều kiện tự nhiên còn có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất và kinh tế phát triển sớm nhất Hoa Kì.
- Vùng nội địa dân cư thưa thớt, mật độ dưới 25 người / km2.
- Người Anh – điêng: bị dồn về miền núi hiểm trở phía Tây, đây là nơi sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, giao thông chưa phát triển.
- Phân bố thay đổi theo xu hướng: di chuyển từ các bang Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. – Dân cư tập trung chủ yếu trong các thành phố, tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004: 79% trong đó 91,8% chủ yếu sống trong các thành phố vừa và nhỏ (dưới 500.000 dân) do vậy hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị.
B. Kinh tế
1. Qui mô nền kinh tế: Đứng đầu thế giới.
2. Các ngành kinh tế
2.1. Dịch vụ: phát triển mạnh chiếm tỉ trọng cao 79.4% GDP –năm 2004.
a. Ngoại thương: Đứng đầu thế giới.
b. Giao thông vận tải: Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
c. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch:
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì
- Thông tin liên lạc rất hiện đại.
- Ngành du lịch phát triển mạnh.
2.2. Công nghiệp: là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP giảm dần: 19,7% năm 2004.
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
- Công nghiệp chế biến.
- Công nghiệp điện.
- Công nghiệp khai khoáng.
- Giảm tỉ trọng các ngành truyền thống tăng các ngành hiện đại.
- Phân bố:
- Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
- Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
3. Nông nghiệp: đứng hàng đầu thế giới
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 0,9% năm 2004.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm thuần nông tăng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ các vành đai chuyên canh vùng sản xuất nhiều loại nông sản theo mùa vụ.
- Hình thức: chủ yếu là trang trại: số lượng giảm dần nhưng diện tích trung bình tăng.
- Nền nông nghiệp hàng hóa hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Là nước xuất khẩu nông sản lớn.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.