Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa


A. Tự nhiên, dân cư (Tiết 1)

1. Vị trí địa lý lãnh thổ

  • Diện tích: 9572,8 triệu km2.
  • Dân số: 1303,7 triệu người (2005)
  • Thủ đô: Bắc Kinh
  • Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
  • Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía Tây, Nam và Bắc.
  • Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

2. Điều kiện tự nhiên

  • Miền Đông:
    • Địa hình: Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ
    • Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa
    • Sông ngòi: Thượng nguồn các con sông
    • Đất đai: Chủ yếu là đồng bằng
    • Khoáng sản: Phong phú: than, dầu mỏ, quặng sắt
    • Sinh vật: Rừng, tài nguyên biển
  • Miền Tây:
    • Địa hình: Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa
    • Khí hậu: Ôn đới lục địa → hoang mạc và bán hoang mạc
    • Sông ngòi: Hạ nguồn
    • Đất đai: Vùng núi, hoang mạc
    • Khoáng sản: Đa dạng: dầu mỏ, quặng sắt
    • Sinh vật: Rừng, đồng cỏ tự nhiên

♦ Thuận lợi và khó khăn

a. Thuận lợi:

  • Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới
  • Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
  • Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.

b. Khó khăn:

  • Bão lụt ở miền Đông.
  • Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
  • Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

3. Dân cư và xã hội

a. Dân cư

  • Đông nhất thế giới.
  • Đa số là người Hán, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
  • Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
  • Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con → tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ → tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.

b. Xã hội

  • Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
  • 90% dân số biết chữ.
  • Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.

B. Kinh tế (Tiết 2)

1. Khái quát

  • Công cụôc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.

2. Các ngành kinh tế

a. Công nghiệp

  • Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
  • Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
  • Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.
  • Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
  • Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
  • Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.
  • Công nghiệp hóa nông thôn.

b. Nông nghiệp

  • Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
  • Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
  • Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
  • Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người thấp.
  • Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
  • Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
  • Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.

3. Quan hệ Trung Việt

  • Trung Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.
  • Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

C. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc (Tiết 3)

1. Thay đổi trong giá trị GDP

Dựa vào bảng số liệu sau (trang 96 SGK 11)

Bảng 10.2: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI  (Đơn vị: tỉ USD)

Năm 

1985

1995

2004

Quốc gia

Trung Quốc

239,0

697,6

1649,3

Toàn thế giới

12360,0

29357,4

40887,8

Hỏi: Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét?

  • Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới
  • Áp dụng công thức: (GDP Trung Quốc / GDP Thế giới) X 100% = ?%
  • Ví dụ năm 1995: % GDP Trung Quốc = (697,6 / 29357,4) X 100% = 2,37%
  • Sau đó, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Bảng: TỈ TRỌNG GDP CỦA TRUNG QUỐC SO VỚI THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985-2004 (Đơn vị: %)

Năm 

1985

1995

2004

Quốc gia

Trung Quốc

1,93

2,37

4,03

Toàn thế giới

100,0

100,0

100,0

Hỏi: Ngoài ra, ta tính thêm Mức tăng trưởng GDP = GDP năm 2004 / GDP năm 1985 = ? Lần

  • Ta có:
    • Tung Quốc = 1649,3 / 239,0 = 6,9 lần,
    • Thế giới = 40887,8 / 12360,0 = 3,3 lần
  • Nhận xét:
    • Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóp góp vào GDP của thế giới tăng qua các năm: từ 1,93 năm 1985 đến 4,03 năm 2004.
    • GDP của Trung Quốc tăng nhanh( sau 19 năm tăng 6,9 lần; thế giới tăng 3,3 lần).

→ Kinh tế Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

2. Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp

Dựa vào bảng số liệu dưới đây (trang 97 SGK 11):

Bảng 10.3: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC  (Đơn vị: triệu tấn)

 Năm 

1985

1995

2000

2004

Xếp hạng trên thế giới

Nông sản

Lương thực

339,8

418,6

407,3

422,5

1

Bông (sợi)

4,1

4,7

4,4

5,7

1

Lạc

6,6

10,2

14,4

14,3

1

Mía

58,7

70,2

69,3

93,2

3 (sau Braxin,Ấn Độ)

Thịt lợn

31,6

40,3

47,0

1

Thịt bò

3,5

5,3

6,7

3 (sau Hoa Kì, Braxin)

Thịt cừu

1,8

2,7

4,0

1

Hỏi: Nhận xét chung về sản lượng một số nông sản của Trung Quốc?

Trước hết, tính sản lượng so sánh các năm:

  • Sản lượng năm 1995 so với năm 1985: Ví dụ: Lương thực = 418,6 – 339,8 = +78,8 (triệu tấn)
  • Sản lượng năm 2000 so với năm 1995: Ví dụ: Lạc = 69,3 – 70,2 = -0,9 (triệu tấn)
  • Sản lượng năm 2004 so với năm 2000: Ví dụ: Thịt lợn = 47,0 – 40,3 = +6,7 (triệu tấn)
  • Sản lượng năm 2004 so với năm 1985 (hoặc 1995): Ví dụ: Thịt cừu = 4,0 – 1,8 = +2,2 (triệu tấn)
  • Sau đó, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Bảng: GIA TĂNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: triệu tấn)

 Năm

Sản lượng năm 1995 so với năm 1985

 

Sản lượng năm 2000 so với năm 1995

 

Sản lượng năm 2004 so với năm 2000

 

Sản lượng năm 2004 so với năm 1985 (hoặc 1995):

Nông sản

Lương thực

+ 78,8

– 11,3

+ 15,2

+ 82.7

Bông

– 0,6

– 0,3

+ 1,3

+ 1,6

Lạc

+ 3,6

+ 4,2

– 0,1

+ 7,7

Mía

+ 11.5

– 0,9

+ 23,9

+34,5

Thịt lợn

+ 8,7

+  6,7

+ 15,4

Thịt bò

+ 1,8

+ 1,4

+ 3,2

Thịt cừu

+ 0,9

+ 1,3

+ 2,2

  • Nhận xét chung:
    • Sản lượng các loại nông sản nhìn chung đều tăng. (số liệu minh chứng)
    • Một số loại giảm như lương thực, bông…(số liệu minh chứng)
    • Một số loại đứng đầu thế giới (số liệu minh chứng)

3. Thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu

  • Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc.
  • Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước này.

Bảng 10.4: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC  (Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

Cơ cấu

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

Hỏi: Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu của Trung Quốc?

  • Cơ cấu xuất-nhập khẩu có sự thay đổi:
    • Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhưng không đều: giai đoạn từ 1985-1995 tăng, giai đoạn từ 1995-2004 giảm.
    • Tỉ trọng nhập khẩu giảm nhưng không đều: giai đoạn từ 1985-1995 giảm, giai đoạn 1995-2004 tăng.
  • Cán cân xuất-nhập khẩu:
    • Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.
    • Các năm 1995,2004 Trung Quốc xuất siêu.

A. Tự nhiên, dân cư (Tiết 1)

1. Vị trí địa lý lãnh thổ

  • Diện tích: 9572,8 triệu km2.
  • Dân số: 1303,7 triệu người (2005)
  • Thủ đô: Bắc Kinh
  • Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
  • Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía Tây, Nam và Bắc.
  • Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

2. Điều kiện tự nhiên

  • Miền Đông:
    • Địa hình: Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu mỡ
    • Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió mùa
    • Sông ngòi: Thượng nguồn các con sông
    • Đất đai: Chủ yếu là đồng bằng
    • Khoáng sản: Phong phú: than, dầu mỏ, quặng sắt
    • Sinh vật: Rừng, tài nguyên biển
  • Miền Tây:
    • Địa hình: Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa
    • Khí hậu: Ôn đới lục địa → hoang mạc và bán hoang mạc
    • Sông ngòi: Hạ nguồn
    • Đất đai: Vùng núi, hoang mạc
    • Khoáng sản: Đa dạng: dầu mỏ, quặng sắt
    • Sinh vật: Rừng, đồng cỏ tự nhiên

♦ Thuận lợi và khó khăn

a. Thuận lợi:

  • Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới
  • Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
  • Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.

b. Khó khăn:

  • Bão lụt ở miền Đông.
  • Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
  • Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn…

3. Dân cư và xã hội

a. Dân cư

  • Đông nhất thế giới.
  • Đa số là người Hán, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
  • Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
  • Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con → tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ → tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.

b. Xã hội

  • Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
  • 90% dân số biết chữ.
  • Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.

B. Kinh tế (Tiết 2)

1. Khái quát

  • Công cụôc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.

2. Các ngành kinh tế

a. Công nghiệp

  • Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
  • Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
  • Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.
  • Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
  • Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
  • Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.
  • Công nghiệp hóa nông thôn.

b. Nông nghiệp

  • Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
  • Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
  • Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
  • Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người thấp.
  • Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
  • Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
  • Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.

3. Quan hệ Trung Việt

  • Trung Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.
  • Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

C. Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc (Tiết 3)

1. Thay đổi trong giá trị GDP

Dựa vào bảng số liệu sau (trang 96 SGK 11)

Bảng 10.2: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI  (Đơn vị: tỉ USD)

Năm 

1985

1995

2004

Quốc gia

Trung Quốc

239,0

697,6

1649,3

Toàn thế giới

12360,0

29357,4

40887,8

Hỏi: Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét?

  • Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới
  • Áp dụng công thức: (GDP Trung Quốc / GDP Thế giới) X 100% = ?%
  • Ví dụ năm 1995: % GDP Trung Quốc = (697,6 / 29357,4) X 100% = 2,37%
  • Sau đó, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Bảng: TỈ TRỌNG GDP CỦA TRUNG QUỐC SO VỚI THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985-2004 (Đơn vị: %)

Năm 

1985

1995

2004

Quốc gia

Trung Quốc

1,93

2,37

4,03

Toàn thế giới

100,0

100,0

100,0

Hỏi: Ngoài ra, ta tính thêm Mức tăng trưởng GDP = GDP năm 2004 / GDP năm 1985 = ? Lần

  • Ta có:
    • Tung Quốc = 1649,3 / 239,0 = 6,9 lần,
    • Thế giới = 40887,8 / 12360,0 = 3,3 lần
  • Nhận xét:
    • Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóp góp vào GDP của thế giới tăng qua các năm: từ 1,93 năm 1985 đến 4,03 năm 2004.
    • GDP của Trung Quốc tăng nhanh( sau 19 năm tăng 6,9 lần; thế giới tăng 3,3 lần).

→ Kinh tế Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

2. Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp

Dựa vào bảng số liệu dưới đây (trang 97 SGK 11):

Bảng 10.3: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC  (Đơn vị: triệu tấn)

 Năm 

1985

1995

2000

2004

Xếp hạng trên thế giới

Nông sản

Lương thực

339,8

418,6

407,3

422,5

1

Bông (sợi)

4,1

4,7

4,4

5,7

1

Lạc

6,6

10,2

14,4

14,3

1

Mía

58,7

70,2

69,3

93,2

3 (sau Braxin,Ấn Độ)

Thịt lợn

31,6

40,3

47,0

1

Thịt bò

3,5

5,3

6,7

3 (sau Hoa Kì, Braxin)

Thịt cừu

1,8

2,7

4,0

1

Hỏi: Nhận xét chung về sản lượng một số nông sản của Trung Quốc?

Trước hết, tính sản lượng so sánh các năm:

  • Sản lượng năm 1995 so với năm 1985: Ví dụ: Lương thực = 418,6 – 339,8 = +78,8 (triệu tấn)
  • Sản lượng năm 2000 so với năm 1995: Ví dụ: Lạc = 69,3 – 70,2 = -0,9 (triệu tấn)
  • Sản lượng năm 2004 so với năm 2000: Ví dụ: Thịt lợn = 47,0 – 40,3 = +6,7 (triệu tấn)
  • Sản lượng năm 2004 so với năm 1985 (hoặc 1995): Ví dụ: Thịt cừu = 4,0 – 1,8 = +2,2 (triệu tấn)
  • Sau đó, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Bảng: GIA TĂNG SẢN LƯỢNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CỦA TRUNG QUỐC (Đơn vị: triệu tấn)

 Năm

Sản lượng năm 1995 so với năm 1985

 

Sản lượng năm 2000 so với năm 1995

 

Sản lượng năm 2004 so với năm 2000

 

Sản lượng năm 2004 so với năm 1985 (hoặc 1995):

Nông sản

Lương thực

+ 78,8

– 11,3

+ 15,2

+ 82.7

Bông

– 0,6

– 0,3

+ 1,3

+ 1,6

Lạc

+ 3,6

+ 4,2

– 0,1

+ 7,7

Mía

+ 11.5

– 0,9

+ 23,9

+34,5

Thịt lợn

+ 8,7

+  6,7

+ 15,4

Thịt bò

+ 1,8

+ 1,4

+ 3,2

Thịt cừu

+ 0,9

+ 1,3

+ 2,2

  • Nhận xét chung:
    • Sản lượng các loại nông sản nhìn chung đều tăng. (số liệu minh chứng)
    • Một số loại giảm như lương thực, bông…(số liệu minh chứng)
    • Một số loại đứng đầu thế giới (số liệu minh chứng)

3. Thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu

  • Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc.
  • Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước này.

Bảng 10.4: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC  (Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2004

Cơ cấu

Xuất khẩu

39,3

53,5

51,4

Nhập khẩu

60,7

46,5

48,6

Hỏi: Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu của Trung Quốc?

  • Cơ cấu xuất-nhập khẩu có sự thay đổi:
    • Tỉ trọng xuất khẩu tăng nhưng không đều: giai đoạn từ 1985-1995 tăng, giai đoạn từ 1995-2004 giảm.
    • Tỉ trọng nhập khẩu giảm nhưng không đều: giai đoạn từ 1985-1995 giảm, giai đoạn 1995-2004 tăng.
  • Cán cân xuất-nhập khẩu:
    • Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.
    • Các năm 1995,2004 Trung Quốc xuất siêu.

Bài học tiếp theo

Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
Bài 12: Ô-xtrây-li-a

Bài học bổ sung