Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản


1. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng

a. Cơ chế điều hòa sinh tinh

  • Khi có kích thích từ môi trường vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH:
    • FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng

    • LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron

    • Testosteron kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng

  • Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.

Cơ chế điều hòa sinh tinh

b. Cơ chế điều hòa sinh trứng

  • Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH:
    • FSH kích thích phát triển nang trứng

    • LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progestrogen và estrogen. Hai hocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.

Cơ chế điều hòa sinh trứng

2. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng

  • Ảnh hưởng của thần kinh: Căng thẳng thần kinh, lo âu, sợ hãi kéo dài hay đột ngột gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
  • Ảnh hưởng của môi trường:
    • Điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…ảnh hưởng đến sinh sản ở động vật.
    • Chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể ảnh hưởng đến quá rình sinh tinh và sinh trứng...

1. Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng

a. Cơ chế điều hòa sinh tinh

  • Khi có kích thích từ môi trường vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH:
    • FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng

    • LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn sản xuất ra testosteron

    • Testosteron kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng

  • Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.

Cơ chế điều hòa sinh tinh

b. Cơ chế điều hòa sinh trứng

  • Khi có kích thích từ môi trường, vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH:
    • FSH kích thích phát triển nang trứng

    • LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progestrogen và estrogen. Hai hocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.

Cơ chế điều hòa sinh trứng

2. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng

  • Ảnh hưởng của thần kinh: Căng thẳng thần kinh, lo âu, sợ hãi kéo dài hay đột ngột gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng.
  • Ảnh hưởng của môi trường:
    • Điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…ảnh hưởng đến sinh sản ở động vật.
    • Chế độ ăn không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể ảnh hưởng đến quá rình sinh tinh và sinh trứng...

Bài học tiếp theo

Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài học bổ sung