Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật


1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật

  • Khái niệm: Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
  • Đại diện: Côn trùng, động vật có vú, lưỡng cư, chim, bò sát...

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật

Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng

  • Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n)
  • Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4 tinh trùng

Quá trình hình thành tinh trùng và trứng

b. Giai đoạn thụ tinh

  • Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng (n) và trứng (n) hình thành hợp tử (2n).

Quá trình thụ tinh

  • Các hình thức thụ tinh:

Thụ tinh trong:

  • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

  • Đại diện: Bò sát, chim và thú.

  • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

Thụ tinh trong ở ruồi

Thụ tinh ngoài:

  • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)

  • Đại diện: cá, ếch nhái,...

  • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

Thụ tinh ngoài ở ếch

c. Giai đoạn phát triển phôi thai

Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai và tiếp tực phát triển thành cơ thể.

Ví dụ: Sự phát triển phôi thai ở người

Sự phát triển phôi thai ở người

3. Các hình thức sinh sản

  • Đẻ trứng: trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái,...) hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn,...) → phôi → con non.

Đẻ trứng ở gàĐẻ trứng ở rùa

  • Đẻ con: trứng thụ tinh trong cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử → phôi → con non → đẻ ra ngoài

Đẻ con ở chó

1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật

  • Khái niệm: Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
  • Đại diện: Côn trùng, động vật có vú, lưỡng cư, chim, bò sát...

2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật

Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng

  • Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n)
  • Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4 tinh trùng

Quá trình hình thành tinh trùng và trứng

b. Giai đoạn thụ tinh

  • Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng (n) và trứng (n) hình thành hợp tử (2n).

Quá trình thụ tinh

  • Các hình thức thụ tinh:

Thụ tinh trong:

  • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

  • Đại diện: Bò sát, chim và thú.

  • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

Thụ tinh trong ở ruồi

Thụ tinh ngoài:

  • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)

  • Đại diện: cá, ếch nhái,...

  • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

Thụ tinh ngoài ở ếch

c. Giai đoạn phát triển phôi thai

Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai và tiếp tực phát triển thành cơ thể.

Ví dụ: Sự phát triển phôi thai ở người

Sự phát triển phôi thai ở người

3. Các hình thức sinh sản

  • Đẻ trứng: trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái,...) hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn,...) → phôi → con non.

Đẻ trứng ở gàĐẻ trứng ở rùa

  • Đẻ con: trứng thụ tinh trong cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử → phôi → con non → đẻ ra ngoài

Đẻ con ở chó

Bài học tiếp theo

Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài học bổ sung