Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật


1. Sinh sản vô tính là gì?

a. Khái niệm sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

b. Cơ sở tế bào học:

  • Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới.
  • Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

c. Ưu điểm của sinh sản vô tính:

  • Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.
  • Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
  • Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
  • Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trưởng sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

a. Phân đôi

  • Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể.
  • Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều.
  • Đại diện: Động vật nguyên sinh, giun dẹp.
  • Ví dụ: Phân đôi ở trùng biến hình

Phân đôi ở động vật nguyên sinh

 

b. Nảy chồi

  • Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới.
  • Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập.
  • Đại diện: Ruột khoang, bọt biển.

Nảy chồi ở ruột khoang

 

c. Phân mảnh

  • Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần phát triển thành cơ thể mới.
  • Đại diện: Bọt biển.

Phân mảnh ở giun dẹp

 

d. Trinh sinh (trinh sản)

  • Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh , nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n).
  • Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
  • Đại diện: Ong , rệp, kiến.

Trinh sinh ở ong

3. Ứng dụng

a. Nuôi cấy mô sống

  • Trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp, giúp mô đó tồn tại và phát triển.
  • Ứng dụng: chữa trị bệnh nhân bị bỏng da, ghép thận.

b. Nhân bản vô tính.

  • Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
  • Ứng dụng:
    • Trong y học: tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh.
    • Trong nông nghiệp: khắc phục nguy cơ tuyệt chủng ở một số loài động vật hoang dã.

1. Sinh sản vô tính là gì?

a. Khái niệm sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

b. Cơ sở tế bào học:

  • Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới.
  • Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

c. Ưu điểm của sinh sản vô tính:

  • Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.
  • Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
  • Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
  • Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trưởng sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

2. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

a. Phân đôi

  • Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể.
  • Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều.
  • Đại diện: Động vật nguyên sinh, giun dẹp.
  • Ví dụ: Phân đôi ở trùng biến hình

Phân đôi ở động vật nguyên sinh

 

b. Nảy chồi

  • Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới.
  • Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập.
  • Đại diện: Ruột khoang, bọt biển.

Nảy chồi ở ruột khoang

 

c. Phân mảnh

  • Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần phát triển thành cơ thể mới.
  • Đại diện: Bọt biển.

Phân mảnh ở giun dẹp

 

d. Trinh sinh (trinh sản)

  • Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh , nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n).
  • Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
  • Đại diện: Ong , rệp, kiến.

Trinh sinh ở ong

3. Ứng dụng

a. Nuôi cấy mô sống

  • Trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp, giúp mô đó tồn tại và phát triển.
  • Ứng dụng: chữa trị bệnh nhân bị bỏng da, ghép thận.

b. Nhân bản vô tính.

  • Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
  • Ứng dụng:
    • Trong y học: tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh.
    • Trong nông nghiệp: khắc phục nguy cơ tuyệt chủng ở một số loài động vật hoang dã.

Bài học tiếp theo

Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài học bổ sung